Bảo vệ động vật bằng cách sơn lên chúng

Thế Kiên
08/10/2020 06:20
D

Thoạt nghe như một trò đùa, nhưng các nhà khoa học vừa phát hiện rằng những đôi mắt giả vẽ bằng sơn trên mông của lũ bò có thể giúp bảo vệ loài gia súc này khỏi nanh vuốt của loài săn mồi hoang dã.

Bò được "điểm nhãn". Ảnh: Ben Yexley

“Điểm nhãn” cho mông bò

Nhóm nghiên cứu đã làm việc với một số nông dân ở Botswana để thử nghiệm sáng kiến “điểm nhãn” trên 2.061 con bò thuộc 14 đàn gia súc thường xuyên bị sư tử tấn công. Người ta chia mỗi đàn bò thành 3 nhóm và lần lượt tô vẽ theo 3 mức độ: từng cặp mắt trên mỗi cặp mông, những dấu chéo đơn giản và không tác động gì cả (nhóm dùng để đối chứng).

Đến cuối cùng, không con bò nào trong nhóm “4 mắt” (2 thật, 2 giả) phải bỏ mạng trên đồng cỏ châu Phi dưới móng vuốt của các loài săn mồi. Hay có thể nói, thú ăn thịt ít tấn công những gia súc được vẽ thêm mắt này hơn.

“Nhiều loài mèo lớn, bao gồm sư tử, báo và hổ, là những loài săn mồi theo kiểu mai phục. Điều này có nghĩa chúng rình rập con mồi và tấn công bất ngờ. Trong một số trường hợp, bị con mồi nhìn thấy có thể khiến chúng từ bỏ mục tiêu”, nhóm nghiên cứu giải thích tác dụng của cặp mắt vẽ thêm trong một bài viết trên The Conversation.

Trong thế giới tự nhiên, chúng ta đã biết một số loài bướm, cá và chim có họa tiết như những con mắt giả trên cơ thể chúng nhằm đánh lừa kẻ thù. Nhóm nghiên cứu cho biết: “Theo hiểu biết của chúng tôi, nghiên cứu này là lần đầu tiên cho thấy họa tiết đôi mắt có khả năng ngăn chặn những loài thú ăn thịt lớn”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng thừa nhận một số hạn chế của nghiên cứu này. Đầu tiên, nghiên cứu dựa trên quan sát quần thể bò được “điểm nhãn” xen lẫn với bò có vẻ ngoài bình thường; chưa rõ kết quả sẽ thế nào nếu toàn bộ đàn bò đều được vẽ thêm mắt.

Thứ hai, theo thời gian, liệu các loài mèo lớn có trở nên “lờn thuốc” với phương pháp này, và từ đó sẽ không còn ngần ngại tấn công gia súc nữa hay không vẫn là ẩn số.

Như vậy, cần nghiên cứu thêm để xem hiệu quả dài hạn và toàn diện của sáng kiến này. Trong lúc đó, những hình vẽ đôi mắt trên mông bò tạm thời vẫn là giải pháp rẻ tiền và thân thiện để nông dân, gia súc và động vật hoang dã cùng chung sống.

Gia súc giả ngựa vằn

Những ngày khổ sở vẫy đuôi, giậm chân để xua đuổi ruồi của lũ bò có thể sớm kết thúc nhờ những nét cọ đơn giản - sọc trắng, sọc đen. Các nhà khoa học tin rằng khi làm cho một con bò trông giống như một con ngựa vằn, người nông dân có thể hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bọ, và giúp việc chăn nuôi thân thiện với môi trường hơn.

Lại một lần nữa, đằng sau sáng kiến vẽ vời “nửa đùa nửa thật” là một nghiên cứu nghiêm túc. Kết quả thử nghiệm được công bố hồi năm ngoái trên tạp chí Plos One bởi nhóm nhà khoa học Nhật Bản thuộc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Aichi.

Bò giả ngựa vằn. Ảnh: Plos One

Việc hóa trang cho mỗi con bò chỉ tốn khoảng 5 phút, sử dụng một loại sơn nước dễ phai. Nhóm nghiên cứu đã vẽ bằng tay những dải sọc, rộng từ 4 đến 5cm, trên sáu con bò đen Nhật Bản đang mang thai.

Mỗi ngày, có hai con bò được sơn sọc trắng, hai con sơn sọc đen và hai con không sơn để đối chứng. Trong vòng chín ngày, mỗi con bò đều thay phiên trải qua ba ngày sọc trắng, sọc đen và không sơn.

“Mọi người đã nghĩ rằng đây là một trò đùa” - một thành viên nói với kênh truyền hình NHK của Nhật Bản. Thế nhưng, lợi ích khi giả làm ngựa vằn là không thể phủ nhận. Kết quả là những con bò khi mang sọc trắng đã chịu ít vết cắn của ruồi trâu hơn bình thường đến gần 50%. Khi được sơn đen, lũ bò vẫn bị cắn không khác gì bình thường, chứng tỏ màu trắng - chứ không phải mùi sơn - là yếu tố mang lại khác biệt.

Ngoại hình đặc biệt của ngựa vằn có thể là kết quả của quá trình tiến hóa nhằm giải quyết nhiều vấn đề, trong đó bao gồm việc xua đuổi ruồi muỗi. Một vài nghiên cứu trước đây cũng phát hiện rằng ruồi ít khi đậu lên các đồ vật được sơn sọc hay những con ngựa khoác trên mình tấm chăn có sọc, theo báo The Guardian.

“Hiện tượng này được giải thích là có liên quan đến sự thay đổi độ sáng hoặc phân cực ánh sáng” - nhóm nghiên cứu cho biết. Theo các nghiên cứu trước đó, những đường sọc làm rối khả năng nhận diện chuyển động của ruồi, khiến chúng lao đến mục tiêu rất nhanh nhưng không thể đáp xuống chính xác.

Lâu nay, ruồi trâu làm gián đoạn việc gặm cỏ, cho con non bú và ngủ nghỉ của gia súc. Chúng cũng khiến lũ gia súc chen lấn để có không gian thoáng hơn, làm tăng nhiệt độ trong đàn và gây thương tích. “Ruồi trâu là loài côn trùng chân đốt gây hại nhiều nhất cho gia súc trên toàn thế giới. Tác động kinh tế của ruồi lên ngành chăn nuôi gia súc của Mỹ ước tính vào khoảng 2,2 tỉ đôla mỗi năm” - nhóm nghiên cứu viết.

Việc liên tục sử dụng thuốc trừ sâu để xua đuổi ruồi ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, làm ô nhiễm nguồn sữa và các sản phẩm thịt. Đồng thời cách làm này dẫn đến tình trạng côn trùng kháng thuốc trừ sâu, tạo điều kiện cho các sản phẩm ngày càng độc hại thay thế những hóa chất đã bị vô hiệu.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ còn nhiều việc cần làm để củng cố mối liên hệ giữa sọc và ruồi, đồng thời phát triển các phương pháp tô vẽ ít tốn công hơn để đảm bảo các đường sọc có thể tồn tại lâu trên lông bò.

Sơn cánh quạt gió để cứu chim

Một trong những hệ lụy môi trường lớn nhất của chuyện phát triển năng lượng gió là tình trạng chim trời đâm sầm vào các tuôcbin. Chẳng hạn như ở Na Uy, “từ 6 đến 9 con đại bàng đuôi trắng mất mạng mỗi năm tại nhà máy điện gió Smøla” - theo Roel May, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu tự nhiên Na Uy trong một phỏng vấn của BBC News.

Một nghiên cứu gần đây của May, công bố trên tạp chí Ecology and Evolution vào tháng 7, đưa ra một giải pháp bất ngờ: cũng lại dùng màu sơn, nhưng chỉ sơn đen một cánh quạt duy nhất của mỗi tuôcbin gió thay vì toàn bộ.

Ảnh: Ars Technica

Trang trại Smøla có 68 tuôcbin, và một nghiên cứu trước đó đã ghi nhận gần 500 con chim đã thiệt mạng vì va phải các cánh quạt ở đây trong vòng 10 năm. Nhóm nghiên cứu của Roel May đã thử nghiệm việc sơn đen cánh quạt của 4 tuôcbin chọn ngẫu nhiên trong số 68 tại đây vào năm 2013. Trong 3 năm tiếp theo, họ ghi nhận chỉ có 6 con chim chết vì đâm đầu vào cánh quạt được sơn màu, so với 18 con chết vì các cánh quạt không được sơn gần đó.

Theo các nhà nghiên cứu, các cánh quạt màu đen sẽ giúp chim chóc dễ nhận ra chướng ngại vật là các tuôcbin gió. Những loài chim có mắt đối xứng 2 bên đầu, như sếu, thường có tầm nhìn rộng, nhưng cái giá phải trả là một điểm mù lớn phía trước mặt. Với chim săn mồi, như đại bàng, thị lực 2 mắt rất tốt nhưng chúng dành nhiều thời gian “quét” mặt đất và không gian bên dưới để tìm mồi, nên cũng thường bị va chạm.

Tiến sĩ May cho biết những phát hiện này mang đến nhiều hi vọng, nhưng họ cần phải thử nghiệm thêm ở các trang trại gió khác nhau để củng cố nghiên cứu. Một khía cạnh chưa được thử nghiệm là liệu các cách sơn khác, ví dụ sơn đỏ ở mũi cánh quạt, có mang lại hiệu quả tương đương hay không.

Trong một bài viết trên The Conservation, Jethro George Gauld thuộc Đại học East Anglia (Anh) đặt giải thiết: nếu những cánh quạt màu đen lại thành thông điệp cảnh báo lũ chim phải hoàn toàn tránh xa nơi này, kết quả nghiên cứu trên sẽ không tốt đẹp như ta tưởng.

Các nhà khoa học đang không ngừng tìm hiểu cách các loài chim nhìn nhận thế giới, ở đâu và khi nào chúng gặp rủi ro cao nhất trong các trang trại gió. Các phát hiện sẽ cho phép chúng ta tiếp tục phát triển năng lượng gió, đồng thời bảo vệ được đa dạng sinh học. Dẫu vậy, những cánh đồng gió là một tương lai phù hợp khi nó được đặt ở những vị trí phù hợp. Những giải pháp giảm thiểu tác động, như ý tưởng sơn đen cánh quạt, chỉ nên bổ sung cho những nỗ lực tìm hiểu và lựa chọn địa điểm thích hợp để triển khai điện gió.

Ở những đồng bằng nơi thiên nhiên hoang dã được bảo tồn, như một phần châu thổ Okavango của Botswana, các loài thú hoang, bao gồm động vật săn mồi và voi châu Phi, có thể di chuyển tự do và việc “gặp gỡ” các đàn gia súc là không thể tránh khỏi. Chúng tấn công gia súc, và rồi những người nông dân mất bò sẽ truy lùng thú săn mồi để trừng phạt, hoặc bằng súng hoặc bằng thuốc độc. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng sư tử ở châu Phi trong vài thập kỷ qua, thậm chí kéo theo tỉ lệ tử vong do ngộ độc ở các loài ăn xác thối như kền kền. Vì thế, các nhà khoa học kỳ vọng sáng kiến vẽ mắt cho mông bò sẽ trở thành một giải pháp nhân đạo để xua đuổi thú săn mồi, đồng thời cũng gián tiếp bảo vệ chính các loài động vật hoang dã này, từ đó hỗ trợ nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Những 'nữ tướng' trẻ của ngành công nghệ

Những 'nữ tướng' trẻ của ngành công nghệ

Ngắm mô phỏng 3D mới nhất của 'kỳ quan' Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch

Ngắm mô phỏng 3D mới nhất của 'kỳ quan' Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch

Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa chúc mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa chúc mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Xi măng Thủ Đô chúc mừng 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Xi măng Thủ Đô chúc mừng 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Vintage – phong cách chụp ảnh chưa bao giờ cũ

Vintage – phong cách chụp ảnh chưa bao giờ cũ

SEA Games 31: U23 Việt Nam bảo vệ thành 'ngôi vương' Bóng đá nam

SEA Games 31: U23 Việt Nam bảo vệ thành 'ngôi vương' Bóng đá nam

TP Hồ Chí Minh: Hàng nghìn CĐV 'cháy hết mình' trên phố đi bộ cổ vũ cho U23 Việt Nam

TP Hồ Chí Minh: Hàng nghìn CĐV 'cháy hết mình' trên phố đi bộ cổ vũ cho U23 Việt Nam

“TLC- Triệu trái tim hồng”- Tặng 50.000 suất ăn miễn phí cho người khó khăn

“TLC- Triệu trái tim hồng”- Tặng 50.000 suất ăn miễn phí cho người khó khăn

Miền Bắc đón đợt không khí lạnh giữa tháng 5 - Sự bất thường của thời tiết trong 40 năm qua

Miền Bắc đón đợt không khí lạnh giữa tháng 5 - Sự bất thường của thời tiết trong 40 năm qua

Ngành đồ uống Việt Nam phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới

Ngành đồ uống Việt Nam phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới

UBND huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) chào mừng ngày 30/4 và 1/5

UBND huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) chào mừng ngày 30/4 và 1/5

Jada: Vợ Will Smith sau sự cố tại lễ trao giải Oscar 2022

Jada: Vợ Will Smith sau sự cố tại lễ trao giải Oscar 2022

Tin mới cập nhật

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội 'Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực' năm 2024

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội 'Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực' năm 2024

Không khoan nhượng với tội phạm bản quyền trực tuyến

Không khoan nhượng với tội phạm bản quyền trực tuyến

VNPT: Nhà mạng yêu thích nhất tại Vietnam Game Awards 2024

VNPT: Nhà mạng yêu thích nhất tại Vietnam Game Awards 2024

Người đàn ông đầu tiên ở Mỹ được ghép thận heo đã qua đời

Người đàn ông đầu tiên ở Mỹ được ghép thận heo đã qua đời

Facebook In Real Life thu hút hơn 7.000 người quan tâm

Facebook In Real Life thu hút hơn 7.000 người quan tâm

Nghị định số 49/2024/NĐ-CP: Bước đột phá trong quản lý hoạt động thông tin cơ sở

Nghị định số 49/2024/NĐ-CP: Bước đột phá trong quản lý hoạt động thông tin cơ sở

Top 50 'Giải thưởng Thiết kế Bếp đẹp Việt Nam 2024' chính thức lộ diện

Top 50 'Giải thưởng Thiết kế Bếp đẹp Việt Nam 2024' chính thức lộ diện

Ford Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi mới

Ford Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi mới

'Hiểu AI, làm giàu hành trang nghề nghiệp'

'Hiểu AI, làm giàu hành trang nghề nghiệp'

Diễn đàn thanh toán mở và tầm nhìn của Visa về tương lai

Diễn đàn thanh toán mở và tầm nhìn của Visa về tương lai

Vietnam Motor Show 2024: nơi đón đầu các xu thế công nghệ ô tô và xe máy tiên tiến

Vietnam Motor Show 2024: nơi đón đầu các xu thế công nghệ ô tô và xe máy tiên tiến

Câu chuyện đằng sau vụ gỡ bài báo quốc tế có liên quan đến GS. TS Võ Xuân Vinh

Câu chuyện đằng sau vụ gỡ bài báo quốc tế có liên quan đến GS. TS Võ Xuân Vinh

Tin đọc nhiều

Chiến tranh thương mại: Trung Quốc muốn dừng nhưng Mỹ 'lắc đầu'!

Chiến tranh thương mại: Trung Quốc muốn dừng nhưng Mỹ 'lắc đầu'!

Triển khai xây dựng đường cao tốc Delhi-Mumbai dài nhất thế giới

Triển khai xây dựng đường cao tốc Delhi-Mumbai dài nhất thế giới

Alibaba chật vật xử lý khủng hoảng vụ bê bối tấn công tình dục

Alibaba chật vật xử lý khủng hoảng vụ bê bối tấn công tình dục

Trung Quốc chế tạo loại thủy tinh cứng hơn kim cương

Trung Quốc chế tạo loại thủy tinh cứng hơn kim cương

 Tesla vừa công bố kết quả kinh doanh vượt qua mọi kỳ vọng

Tesla vừa công bố kết quả kinh doanh vượt qua mọi kỳ vọng

World Cup 2022: Việt Nam vẫn còn cơ hội đi tiếp tại vòng đấu loại thứ 3

World Cup 2022: Việt Nam vẫn còn cơ hội đi tiếp tại vòng đấu loại thứ 3

Hiện tượng bạc trắng đầu chỉ sau một đêm như trong phim có tồn tại ở bên ngoài đời thực hay không?

Hiện tượng bạc trắng đầu chỉ sau một đêm như trong phim có tồn tại ở bên ngoài đời thực hay không?

Vietnam Airlines triển khai gói ưu đãi "Thu quyến rũ"

Vietnam Airlines triển khai gói ưu đãi "Thu quyến rũ"

Vài nguyên tắc đơn giản để đảm bảo sức khỏe ngày Tết

Vài nguyên tắc đơn giản để đảm bảo sức khỏe ngày Tết

VinFast Fadil tai nạn tại Hải Dương không bung túi khí: Câu trả lời của hãng xe Việt

VinFast Fadil tai nạn tại Hải Dương không bung túi khí: Câu trả lời của hãng xe Việt

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Isuzu Mu-X 2021 hoàn toàn mới: Thiết kế hiện đại và đầy công nghệ

Isuzu Mu-X 2021 hoàn toàn mới: Thiết kế hiện đại và đầy công nghệ

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Bắc Sơn mây hát

Bắc Sơn mây hát

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019