Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 6)
Sự kiện đèo Dyatlov là tên gọi của một vụ án, trong đó những người đi bộ leo núi đã chết một cách bí ẩn vào năm 1959 ở bắc dãy núi Ural.
- Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 5)
- Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 4)
- Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 3)
Tiếp tục trả lời những câu hỏi còn bỏ ngỏ trong phần trước, để rồi trả lời thắc mắc lớn nhất: chuyện gì đã xảy ra với những con người xấu số?
Cùng đến với câu hỏi thứ hai, tại sao đoàn leo núi lại phải chia ra thành các nhóm nhỏ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải xác định quá trình di chuyển của đoàn leo núi tại sự kiện đèo Dyatlov. Xét theo dấu chân trên mặt đất, cả chín người của đoàn leo núi đều rời khỏi lều cùng một thời điểm.
Những dấu chân rất đều và vững vàng, từ đó có thể suy đoán được rằng không ai trong số họ bị thương. Dựa trên suy luận này, tất cả thành viên của đoàn leo núi đã đi bộ vào rừng cùng nhau.
Ở thời điểm đi tới gốc cây tuyết tùng, cả chín người của đoàn leo núi vẫn ở cạnh nhau và họ đốt lửa để tránh rét, cho đến khi hai người đầu tiên trong đoàn leo núi bị chết cóng.
Từ những bằng chứng tại hiện trường cũng cho thấy bộ đôi này phải bỏ mạng đầu tiên vì xác của họ được xếp thành một hàng, đồng thời quần áo cũng gần như bị lột sạch và được tìm thấy ở trên thi thể của nhóm 4 người dưới hố tuyết.
Điều này cũng trực tiếp chứng minh rằng việc chia nhỏ ra để di chuyển của đoàn leo núi được diễn ra sau cái chết của hai thành viên Yuri Krivonischenko, 24 tuổi và Yuri Doroshenko, 22 tuổi.
Sau khi cởi quần áo của hai nạn nhân đầu tiên, đoàn leo núi quyết định tìm một nơi trú ẩn mới an toàn hơn, và họ tiếp tục di chuyển cho tới khi tìm được hố tuyết.
Đây là một không gian kín, có thể chống chọi tốt với gió lạnh và mạng sống của họ tại thời điểm đó. Nhưng lúc này các thành viên đoàn gặp phải tình trạng thiếu đồ ăn, quần áo giữ ấm.
Bởi vậy những thành viên còn lại của đoàn leo núi quyết định tách nhau ra. Ba người quyết định quay lại khu rừng và có vẻ như họ đang cố gắng quay lại lều, trong khi đó nhóm 4 người vẫn quyết định ở lại và cuối cùng họ chết dưới suối bên ngoài hố tuyết.
Trên thực tế, ý kiến này gặp phải rất nhiều sự phản bác của mọi người. Trong đêm lạnh giá (đài thời tiết địa phương ghi nhận nhiệt độ ban đêm lên đến âm 30 độ), tại sao họ không chọn đốt lửa và tiết kiệm năng lượng trong hố tuyết và chờ trời sáng thay vì tìm đến cái chết ngay trong đêm?
Có một ý kiến khác thì cho rằng ngay sau khi hai thành viên đầu tiên thiệt mang, nhóm 7 người đã thảo luận và chia nhau ra hành động. Nhóm ba người quyết định trở về lều, trong khi nhóm bốn người tính chuyện xuống núi cầu cứu.
Trên thực tế, theo báo cáo điều tra, bảy người này sau khi lấy được quần áo của của nhóm hai người chết dưới gốc cây tuyết tùng đều đã sở hữu khả năng kháng lạnh nhất định. Nếu không phải vì những tai nạn nào đó thì bọn họ sẽ không dễ dàng rơi vào tình trạng cảm lạnh.
Và trong số bảy người còn lại, chỉ có Nikolay Thibeaux-Brignolles và Semyon Zolotaryov đi giày, còn lại những người khác chỉ mang tất trên chân. Trong trường hợp này, họ cần phải tản ra và yêu cầu sự giúp đỡ. Nhưng chính điều này cũng làm giảm khả năng sinh tồn của các thành viên trong đoàn leo núi.
Vậy tình hình thực tế vào thời điểm nó là như thế nào? Đây cũng là điểm mù của sự kiện đèo Dyatlov. Khi phân tích vụ án này có rất nhiều người cho rằng chỉ có một sự kiện duy nhất khiến cả đội rời lều, các thành viên trong đội thoát ra ngoài cùng với những vết thương nhỏ trên cơ thể và sau đó sự kiện thứ hai xảy ra và đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho những người còn lại phải tách nhau ra và bị thương. Vậy sự kiện thứ hai này là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải tập trung vào câu hỏi tiếp theo.
Những vết thương của các thành viên của lại của đoàn leo núi đến từ đâu? Ngoại trừ hai người đầu tiên chết cóng, bảy người còn lại đều bị chấn thương ở các mức độ khác nhau. Nhóm ba bị thương nhẹ, trong khi nhóm bốn người bị thương nặng và rất nặng.
Sự khác biệt này gần như có thể loại trừ khả năng họ bị những người bên ngoài đoàn leo núi tấn công vì sau khi giết hại 4 người, kẻ sát nhân sẽ chẳng có lý do gì để buông tha ba người còn lại (bộ ba không có giày và di chuyển trong tuyết kém linh hoạt).
Tất nhiên, điều này lại dẫn tới một khả năng khác đó là nhóm 7 người này đã nảy sinh mẫu thuẫn và họ đã đánh giết lẫn nhau, kết quả là bộ ba đã thắng nên thương tích nhẹ hơn. Tuy nhiên, trên cơ sở là không có mâu thuẫn rõ ràng giữa chín nạn nhân, thì việc phân tích họ đánh và giết nhau là hoàn toàn vô nghĩa.
Trên thực tế, báo cáo chính thức của Liên Xô đã ám chỉ sự thật - Liên Xô tuyên bố khép lại vụ án với lý do đoàn leo núi gặp phải là "trường hợp bất khả kháng". Điều này có nghĩa là họ chết dưới một tác động lớn và hoàn toàn phù hợp với kết quả khám nghiệm tử thi.
Về nguyên nhân "bất khả kháng" này, nhiều người đã suy đoán từ thái độ không rõ ràng của quan chức Liên Xô rằng rất có thể có liên quan đến vũ khí bí mật. Tất nhiên, nếu bạn tưởng tượng thêm một chút thì có thể toàn bộ sự kiện đèo Dyatlov là một sự cố nhân tạo, nhằm che giấu bí mật gì đó ...
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận