Trung Quốc nghiên cứu vũ khí siêu thanh có khả năng tiêu diệt các hệ thống điện tử
Đánh bại một đội quân mà không cần chiến đấu và không có thương vong? Rất có thể, nếu một loại vũ khí siêu thanh mới do một nhóm các nhà khoa học tên lửa ở Trung Quốc đang nghiên cứu trở thành hiện thực.
- Hà Nội khai trương hệ thống sóng điện từ hội tụ không xâm lấn điều trị ung thư
- Báo động nguy cơ tên lửa khổng lồ Trung Quốc rơi xuống Trái đất mất kiểm soát
- Tên lửa Trường Chinh 5B có thể gây nguy hiểm - Truyền thông Trung Quốc nói gì?
Loại tên lửa có khả năng di chuyển với tốc độ gấp sáu lần tốc độ âm thanh, né tránh các radar trên đường đi. Vũ khí được đề xuất sẽ có thể tấn công mục tiêu cách xa 3.000 km (tương đương với từ Trung Quốc tới đảo Guam) và tạo ra xung điện từ cường độ mạnh hoặc vi sóng có thể 'đốt cháy' và quét sạch các thiết bị điện tử quan trọng trong phạm vi 2km.
Không giống tên lửa đạn đạo, quỹ đạo của loại tên lửa này sẽ ở trong bầu khí quyển của Trái Đất để né tránh các hệ thống cảnh báo sớm trong không gian. Đồng thời sử dụng công nghệ tàng hình chủ động để tránh bị radar trên mặt đất phát hiện.
Khi vũ khí phát nổ tại mục tiêu, sẽ không có sinh mạng nào bị nguy hiểm. Thay vào đó, sóng điện từ mạnh được tạo ra sẽ đốt cháy các thiết bị điện tử quan trọng trong phạm vi 2km.
Vụ nổ hóa học sẽ nén một nam châm tích điện được gọi là ‘máy nén từ thông’, sẽ chuyển đổi năng lượng xung kích thành các vụ nổ vi sóng ngắn nhưng cực mạnh.
Một quả bom EMP phi hạt nhân được biết là nặng và cồng kềnh vì nó cần mang theo một lượng lớn pin để tích trữ đủ điện để kích hoạt vụ nổ. Loại bom này thường được thả từ máy bay.
Theo các nhà nghiên cứu Không quân Mỹ vào năm 2017, Mỹ đã cân nhắc sử dụng một tên lửa hành trình cỡ lớn với đầu đạn EMP để làm tê liệt các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy nhiên, kế hoạch đó đã không được thực hiện, một phần do lo ngại Triều Tiên có thể phát hiện tên lửa đang bay tới và tiến hành một cuộc tấn công trả đũa bằng vũ khí hạt nhân.
Một lợi thế lớn của vũ khí mới của họ là kẻ thù sẽ không biết nó đang trên đường bay. Khi một vật thể di chuyển trong không khí với vận tốc lớn, các phân tử không khí bị ion hóa bởi nhiệt và tạo thành một lớp plasma mỏng trên bề mặt vật thể. Áo choàng plasma có thể hấp thụ tín hiệu radar, nhưng không phải tất cả.
Để đạt được khả năng tàng hình toàn diện, vũ khí được thiết kế sẽ chuyển đổi nhiệt môi trường (thường ở nhiệt độ trên 1.000 độ C) thành điện năng và sử dụng điện năng đó để cung cấp năng lượng cho nhiều máy phát plasma đặt ở các khu vực khác nhau trên thân tên lửa.
Công nghệ chuyển đổi nhiệt năng thành plasma đã được sử dụng trong việc giảm lực cản hoặc kiểm soát bay cho các chuyến bay siêu thanh. Theo nhóm các nhà nghiên cứu, để đạt được trọng lượng nhẹ cần thiết cho tốc độ siêu thanh, vũ khí này sẽ không mang theo bất kỳ loại pin nào.
Thay vào đó, nó sẽ sử dụng siêu tụ điện với mật độ năng lượng gấp 20 lần so với pin. Các tụ điện này sẽ được sạc khi đang bay, sử dụng năng lượng từ máy phát nhiệt điện. Tương tự nó có thể giải phóng 95% năng lượng chỉ trong 10 giây, thích hợp cho việc phóng điện tức thời để gây ra thiệt hại xung điện từ.
Họ cho biết: Vũ khí xung điện từ tàng hình chủ động dựa trên sự tái tạo năng lượng phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của chiến tranh nhanh, đối đầu mạnh và sát thương tới hệ thống thông tin.
Vũ khí vẫn đang ở giai đoạn khái niệm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng, với sự xuất hiện liên tục của thiết bị và công nghệ thử nghiệm, nó sẽ đóng một vai trò cốt cán trong hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo của Trung Quốc.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận