Bộ TT&TT nhận trọng trách 'thống nhất' ứng dụng phòng, chống COVID-19 trên cả nước
Các dứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 có số lượng lớn nhưng lại bị phân mảnh bởi mục đích sử dụng cũng như nhu cầu người dùng, do đó để thống nhất quản lý chung trên cả nước Chính phủ giao Bộ TT&TT sớm phát triển 1 ứng dụng thống nhất và duy nhất phục vụ công tác phòng chống dịch để áp dụng trên cả nước.
- Bản đồ dịch tễ online để phòng, chống Covid-19
- Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng chống COVID-19
- Các ứng dụng công nghệ thông tin phòng, chống Covid-19
Thông báo của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, các ứng dụng phòng, chống COVID-19 trên cả nước đã góp phần thành công trong công tác này tại các địa phương.
Các ứng dụng này cũng đã phát huy được hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh từ quản lý xuất nhập cảnh, thực hiện khai báo y tế điện tử, truy vết, phát hiện người tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, quản lý cách ly, đánh giá nguy cơ dịch bệnh… tới quản lý công tác tiêm chủng, kết quả xét nghiệm, di biến động dân cư…
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TT&TT chỉ đạo việc xây dựng các ứng dụng thiết thực, dễ sử dụng và các ứng dụng này phải được kết nối, liên thông; dữ liệu phải được quản lý đảm bảo an toàn, chỉ phục vụ công tác phòng chống dịch; người dân không phải sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau.
Các ứng dụng phòng, chống COVID-19 tại Việt Nam qua các đợt bùng phát dịch là rất lớn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ TT&TT tiếp tục chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch. Trước mắt chỉ đạo kết nối, liên thông ngay các cơ sở dữ liệu phát sinh từ các ứng dụng do Bộ TT&TT, Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng (hiện do Bộ TT&TT quản lý) và kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an quản lý để phục vụ phòng, chống dịch.
Tuy nhiên trong thực tiễn, các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch vẫn chưa được kết nối, liên thông, chưa tạo thuận lợi cho cả người dân và các lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch cũng như công tác quản lý của chính quyền các cấp. Đặc biệt, người dân gặp không ít khó khăn, lúng túng khi phải sử dụng nhiều ứng dụng phòng, chống dịch khác nhau.
Ứng dụng chính thức và duy nhất phải đảm bảo yêu cầu được xây dựng trong thời gian sớm nhất tạo thuận tiện cho người dân sử dụng, đáp ứng được yêu cầu về thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Khi triển khai ứng dụng mới, tất cả người dân đã khai báo thông tin trên các ứng dụng do các Bộ chỉ đạo xây dựng, triển khai trước đây sẽ phải được tự động cập nhật, chuyển sang ứng dụng mới, không bắt buộc người dân phải khai báo lại từ đầu.
Các thông tin về sức khỏe, đi lại, tiếp xúc của người dân được quản lý tập trung, thống nhất và chỉ phục vụ cho mục đích phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn thông tin, không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.
"Bộ TT&TT chủ trì, thống nhất với Bộ Công an, Bộ Y tế để chỉ đạo phát triển một ứng dụng chính thức của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 để người dân sử dụng thuận tiện (tạm gọi là ứng dụng phòng, chống Covid - PcCovid)" Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao nhiệm vụ .
Bộ Y tế chỉ đạo toàn hệ thống y tế thực hiện cập nhật, kết nối thông tin cần thiết cho công tác phòng chống dịch COVID-19 trong cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, kết quả xét nghiệm, kết quả quả tiêm vaccine, điều trị bệnh nhân COVID-19… Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu về Bảo hiểm Y tế.
Bộ Công an, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện kết nối, chia sẻ các thông tin cần thiết cho công tác phòng, chống dịch trong cơ sở dữ liệu dân cư với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan; chỉ đạo Công an các địa phương tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện ứng dụng mới (PcCovid).
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận