Việt Nam hướng đến mục tiêu là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của ASEAN vào năm 2030
Để hướng đến mục tiêu Việt Nam là trung tâm trí tuệ nhân tạo khu vực ASEAN và thế giới, Thủ tướng đã ban hành Chiến lược quốc gia về lĩnh vực công nghệ quan trọng này để để hiện thực hoá mục tiêu đến năm 2030.
- 100 nghìn doanh nghiệp số phải tạo được đột phá cho chiến lược "Make in Vietnam"
- Có tới 95% ngân hàng tin tưởng trí tuệ nhân tạo sẽ ngăn chặn rửa tiền tốt hơn
- Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030
Theo đó, Chiến lược đặt mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, đưa Trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Việt Nam sẽ là trung tâm Trí tuệ nhân tạo của khu vực ASEAN vào năm 2030.
Mục tiêu đến năm 2030 đưa Trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam; phấn đấu Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo; xây dựng được 10 thương hiệu Trí tuệ nhân tạo có uy tín trong khu vực; phát triển được 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ Trí tuệ nhân tạo.
Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo.
Đến năm 2030, Việt Nam hình thành được ba trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về Trí tuệ nhân tạo; có ít nhất 1 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về Trí tuệ nhân tạo dẫn đầu trong khu vực ASEAN…
Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các định hướng: Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến Trí tuệ nhân tạo; phát triển hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo; thúc đẩy ứng dụng Trí tuệ nhân tạo; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo.
Trước đó, Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 cũng đã xác định, đến năm 2030 duy trì xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; chỉ số An toàn, an ninh mạng toàn cầu của Liên hiệp Viễn thông quốc tế (ITU) thuộc nhóm 30 nước đứng đầu; chỉ số Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc thuộc nhóm 50 nước đứng đầu.
Kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm; phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; hoàn thành xây dựng Chính phủ số; hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Theo đó, định hướng của Chiến lược là nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách; phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; đầu tư, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như công nghệ robot, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ trong y học, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối...; mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về khoa học và công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chiến lược này sẽ đẩy mạnh phát triển internet tốc độ cao, hạ tầng số an toàn, đáp ứng nhu cầu về kết nối và xử lý dữ liệu lớn; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực; đầu tư, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước (GovTech) và cung cấp dịch vụ công; xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội thời gian thực phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ…
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận