Giải pháp nào để doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ các đối tượng này phát triển tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
- 1Office - Bước đột phá số hoá để doanh nghiệp Việt phát triển
- 3 thách thức lớn của doanh nghiệp Việt khi vận hành hệ thống an toàn thông tin
- 4 doanh nghiệp Việt Nam đạt giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á – Thái Bình Dương
Theo Thông tư, nội dung hỗ trợ gồm: Tư vấn; phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; nội dung quản lý các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đáp ứng các quy định tại Chương II Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; bên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trường hợp bên cung cấp là tổ chức thì phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; Các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thông tư nêu rõ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội; căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP để lựa chọn tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, đảm bảo doanh nghiệp được hưởng mức hỗ trợ có lợi nhất.
Các giải pháp được ban hành nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp Việt trong chỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đề xuất nhiều nội dung hỗ trợ trong một hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ. Tại cùng một thời điểm với cùng một nội dung hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ được gửi đến một cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa không bị hạn chế số lần hỗ trợ hoặc số lượng hợp đồng hỗ trợ đối với các nội dung hỗ trợ quy định tính theo triệu đồng/năm/doanh nghiệp hoặc triệu đồng/năm nhưng phải đảm bảo không vượt quá tỷ lệ, định mức hỗ trợ tối đa quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.
Tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là bản sao hoặc bản chụp từ bản gốc, bản chính và không cần chứng thực. Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đề nghị doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp bản chính hoặc bản gốc để đối chiếu thông tin.
Về lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến, Thông tư quy định, các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành gồm: Liên kết theo hình thức hợp đồng mua chung nguyên liệu đầu vào (doanh nghiệp nhỏ và vừa và tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành có hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu vào từ một bên cung cấp).
Cùng với đó, theo hình thức hợp đồng bán chung sản phẩm (doanh nghiệp nhỏ và vừa và tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành có hợp đồng bán sản phẩm cho một bên thu mua); theo hình thức hợp đồng mua, bán, hợp tác; theo hình thức cùng xây dựng, sử dụng thương hiệu.
Về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, Thông tư nêu rõ, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ theo nội dung và mức hỗ trợ quy định tại Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Thông tư này và một số quy định cụ thể như hỗ trợ học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài, gồm: học phí, tài liệu, ăn, ở, đi lại (bao gồm vé máy bay).
Nội dung các khóa đào tạo huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài gồm: Xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; phát triển thương mại điện tử; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp và các nội dung khác theo nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Theo Thông tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các cuộc thi quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo, gồm: Phí, lệ phí tham gia cuộc thi; ăn, ở tại nước sở tại; đi lại (bao gồm vé máy bay); vận chuyển tài liệu, sản phẩm, trang thiết bị phục vụ tham gia cuộc thi.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/6.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận