Không cho sửa, hủy lệnh giao dịch cổ phiếu... Các chuyên gia nói gì?
Các nhà đầu tư đưa ra ý kiến: “Giá chứng khoán thay đổi liên tục, trong lúc việc khớp lệnh không thể xảy ra ngay sau khi đặt, vậy việc sửa hay hủy bỏ lệnh mua bán là nhu cầu tất yếu của nhà đầu tư, việc này của HOSE đang đẩy nhà đầu tư vào thế khó”. Trong khi đó, thực tiễn đang diễn ra việc: Sở Giao dịch TP.HCM (HOSE) đang nghiên cứu giải pháp không cho sửa, hủy lệnh giao dịch cổ phiếu
Thực tế, thời điểm tình trạng nghẽn lệnh mới phát sinh cũng từng có công ty chứng khoán áp dụng không cho nhà đầu tư hủy, sửa lệnh. Tuy nhiên công ty này chỉ thực hiện trong một phiên và sau đó không ghi nhận áp dụng lại biện pháp này.
Có nhà đầu tư cho rằng việc điều chỉnh, hủy lệnh mà cũng bị ngưng thì phía nhà đầu tư sẽ khá thiệt thòi, thậm chí là thiệt hại lớn nếu thị trường diễn biến đột ngột!
Một nhà đầu tư khác đưa ý kiến: “Giá chứng khoán thay đổi liên tục, trong lúc việc khớp lệnh không thể xảy ra ngay sau khi đặt, vậy việc sửa hay hủy bỏ lệnh mua bán là nhu cầu tất yếu của nhà đầu tư, việc này của HOSE đang đẩy nhà đầu tư vào thế khó”.
Theo quan điểm của một nhà đầu tư đồng tình với giải pháp này thì đây là giải pháp có thể tạm thời sử dụng được. Theo nhà đầu tư này, đã chơi chứng khoán thì cần chấp nhận rủi ro. Việc rủi ro ít hay nhiều phụ thuộc vào người chơi, và người chơi cũng nên tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp cũng như đường lối, lĩnh vực phát triển của họ, đồng thời nên đọc và phân tích kỹ những báo cáo tài chính của họ trong 3 năm ngần nhất trước khi quyết định mua cổ phiếu của họ để giảm bớt rủi ro cho bản thân và có trách nhiệm hơn với việc đặt lệnh. Còn khi hệ thống mới được đưa vào vận hành thì nên mở lại các tính năng này để hỗ trợ nhà đầu tư tốt hơn.
Gần đây tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HOSE đang là vấn đề nóng trên thị trường chứng khoán. Trước đó, để hạn chế nghẽn lệnh, HOSE đã nâng số lô tối thiểu từ 10 cổ phiếu lên 100 cổ phiếu. Song tình trạng nghẽn lệnh vẫn tiếp diễn do thanh khoản liên tục ở mức cao. Trong bối cảnh này nhiều giải pháp được nghĩ tới như nâng lô lên 1,000 cổ phiếu, nâng bước giá, chuyển sàn giao dịch.
Mới đây, UBCK Nhà nước cũng đã ban hành công văn về việc chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HOSE sang HNX. Theo đó, cơ quan này yêu cầu HNX khẩn trương tiếp nhận xử lý cho doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HOSE, mà không xem xét lại hồ sơ theo quy trình niêm yết mới.
Theo TS. Đinh Thế Hiển – Chuyên gia kinh tế, các giải pháp hiện thời chỉ mang tính chữa cháy chứ chưa thể hiện rõ được trách nhiệm của HOSE. Quan trọng nhất hiện tại là HOSE phải thể hiện sao cho toàn thị trường (nhà đầu tư, tổ chức tài chính, công ty chứng khoán…) hiểu rõ nguyên nhân và trách nhiệm của nhà tổ chức khi chưa tổ chức được một “chợ" chứng khoán đúng nghĩa. Đối với “chợ” chứng khoán, hệ thống giao dịch được coi là linh hồn. Sở không thể coi việc nghẽn lệnh chỉ là 1 lỗi phát sinh. Theo đó, HOSE phải nghiêm túc đầu tư cho hệ thống giao dịch.
Ông Hiển đặt ra nghi vấn khối ngoại bán ròng nhiều phiên liên tiếp gần đây do những lo ngại về hệ thống giao dịch. Đây là điều HOSE cần phải quan tâm.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận