Vì sao Hà Nội không được lấy ý kiến trong kế hoạch khôi phục đường bay nội địa?
Sau khi Hà Nội đề nghị không tiếp nhận các chuyến bay nội địa đến Nội Bài trước tình hình dịch còn diễn biến phức tạp hiện nay nên Cục Hàng không Việt Nam đã không lấy ý kiến Thủ đô trong kế hoạch khôi phục lại các đường bay giai đoạn 1 kể từ 5/10.
- Áp giá sàn vé máy bay nội địa - Được và mất dưới 'lăng kính' của những người trong cuộc
- Hà Nội lý giải về nguyên nhân chưa tiếp nhận các đường bay nội địa
- Áp giá sàn vé máy bay nội địa - Ai là người được hưởng lợi?
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, kế hoạch tổ chức khai thác các đường bay nội địa trong nước giai đoạn 1 đang lấy ý kiến các địa phương để thống nhất trước khi triển khai cấp phép hoạt động.
Đáng chú ý, trong kế hoạch này, tiếp thu kiến nghị của thành phố Hà Nội (Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kiến nghị dừng các hoạt động bay thương mại đi, đến), nên Cục Hàng không Việt Nam không lấy ý kiến từ phía Hà Nội.
Tuy nhiên, trong dự thảo với các chặng bay từ các địa phương khác, Cục Hàng không Việt Nam vẫn đưa hành trình đến Hà Nội để chủ động xin ý kiến của các địa phương về việc nối chuyến đến Hà Nội, tới khi Hà Nội sẵn sàng sẽ tăng tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bay.
Nội Bài là cảng hàng không lớn của quốc gia nên việc không tiếp nhận các đường bay nội địa khiến cho việc khôi phục của ngành này gặp khó.
Cụ thể, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, theo đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam là việc mở lại các đường bay đi và đến các địa phương gồm: TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau.
Tổng số các đường bay nội địa dự kiến khôi phục lại là 385 chuyến bay khứ hồi/ngày. Trong đó, TP HCM khôi phục lại 18 đường bay với 132 chuyến bay khứ hồi/ngày. Từ Đà Nẵng đi và đến các địa phương là 10 đường bay.
Từ sân bay Liên Khương (Lâm Đồng) đi và đến các địa phương khác là 23 chuyến bay khứ hồi/ngày; Hải Phòng là 20 chuyến khứ hồi/ngày; Thanh Hoá khôi phục 6 đường bay với 11 chuyến khứ hồi/ngày; Cần Thơ khôi phục 7 đường bay với 11 chuyến khứ hồi/ngày.
Nghệ An khôi phục 7 đường bay với 19 chuyến khứ hồi/ngày; Đắk Lắk khôi phục 6 đường bay với 14 chuyên khứ hồi/ngày; Khánh Hoà khôi phục 6 đường bay với 20 chuyến khứ hồi/ngày.
Thừa Thiên Huế khôi phục 3 đường bay với 9 chuyến khứ hồi/ngày; Kiên Giang khôi phục 8 đường bay với 24 chuyến khứ hồi/ngày; Gia Lai khôi phục 4 đường bay với 9 chuyến khứ hồi/ngày.
Một số địa phương khác như Phú Yên khôi phục 2 đường bay với 7 chuyến khứ hồi/ngày; Bình Định khôi phục 3 đường bay với 5 chuyến khứ hồi/ngày; Quảng Nam khôi phục 2 đường bay với 8 chuyến khứ hồi/ngày; Bà Rịa - Vũng Tàu khôi phục 5 đường bay với 15 chuyến khứ hồi/ngày; Quảng Bình khôi phục 2 đường bay với 6 chuyến khứ hồi/ngày. Riêng Quảng Ninh và Điện Biên đề nghị khôi phục 1 đường bay.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đề nghị không khai thác các đường bay chở khách đi và đến Nội Bải. Theo các chuyên gia, Hà Nội và TP HCM có 2 sân bay lớn nhất cả nước, việc đóng cửa sân bay Nội Bài (Hà Nội) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc khôi phục lại mạng bay nội địa và hoạt động giao thương cũng như các kế hoạch nới lỏng của các địa phương.
Ngày 1/10 vừa qua, Bộ GTVT đã ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách hàng không nội địa đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo 4 giai đoạn, áp dụng với các địa phương đã nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận