Bỏ phiếu bầu cử kỹ thuật số từ xa chẳng bằng... phiếu giấy

Thế Kiên
30/09/2020 17:00
D

Trên thế giới đã có những quốc gia thành công bước đầu trong việc số hóa hoạt động bầu cử, và một số bang tại Mỹ cũng đã thí điểm cho phép cử tri bỏ phiếu qua mạng. Nhưng các chuyên gia an ninh cho rằng sự thay đổi này tiềm ẩn nhiều rủi ro và các hệ thống bầu cử từ xa như vậy còn lâu mới đạt đến độ tin cậy và bảo mật cần thiết để thay thế hoàn toàn lá phiếu trên tay.

Ảnh minh họa.

Câu chuyện Estonia

Có lẽ ít ai biết Estonia, quốc gia Đông Âu với chưa đến 1,5 triệu dân, đã cho phép cử tri bầu cử qua mạng suốt 15 năm qua. Phương thức bỏ phiếu này cũng ngày càng trở nên phổ biến với người dân trong nước. Năm 2019, gần 44% cử tri Estonia bỏ phiếu qua Internet thay vì đến phòng phiếu truyền thống, so với 32% cử tri năm 2017.

Xây dựng lòng tin của cử tri đối với bầu cử qua Internet là một quá trình kéo dài và tiệm tiến, theo Liisa Past - giám đốc rủi ro mạng quốc gia thuộc Văn phòng Chính phủ Estonia.

Thành quả của ngày hôm nay bắt đầu từ việc phát hành căn cước điện tử mà công dân Estonia có thể sử dụng để thực hiện hơn 600 thủ tục hành chính cá nhân và 2.400 thủ tục doanh nghiệp qua mạng. Chữ ký điện tử có giá trị hợp pháp tương đương chữ ký thường ở quốc gia này từ năm 2000.

Cử tri tại Estonia có thể sử dụng một thiết bị đọc thẻ di động để đọc thông tin định danh trên thẻ căn cước, hoặc sử dụng hình thức xác thực qua điện thoại và mã PIN kép (một để xác minh chủ thẻ, một để kích hoạt chữ ký điện tử) để đăng nhập hệ thống bỏ phiếu online.

Cổng bỏ phiếu qua Internet được mở từ 4 đến 6 ngày trước ngày bầu cử chính thức, và cử tri có thể thay đổi nội dung phiếu bầu điện tử không giới hạn số lần trước khi thời gian bầu cử online kết thúc. Phiếu bầu được mã hóa để bảo đảm tính ẩn danh và chỉ có cơ quan kiểm phiếu mới có thể mở khóa.

Trong một video minh họa cách bỏ phiếu qua mạng trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2015, ông Taavi Rõivas, khi đó là thủ tướng Estonia, đã hoàn thành tất cả các bước và gửi đi lá phiếu của mình chỉ trong vòng chưa đầy 2 phút.

“Như các bạn hẳn đã thấy, bỏ phiếu ở Estonia dễ dàng hơn rất nhiều so với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Đảm bảo các cuộc bầu cử diễn ra một cách an ninh và đơn giản là rất quan trọng để thu hút nhiều người dân tham gia bỏ phiếu” - ông Rõivas 
nhấn mạnh.

Theo ông Jonathan Stonestreet - phó giám đốc Chương trình dân chủ tại Trung tâm Carter (Mỹ), bỏ phiếu trên Internet có thể phổ biến ở Estonia một phần lớn là do người dân đã quen với việc tiến hành các thủ tục hành chính qua mạng. Ứng dụng công nghệ trong bầu cử đòi hỏi hoạch định lâu dài và có thể tiêu tốn nhiều tiền của.

Khi có sự can thiệp của công nghệ vào khâu bỏ phiếu, bất kỳ giải pháp công nghệ nào đều cần phải được kiểm nghiệm nghiêm ngặt và niềm tin vào hệ thống cần được xây dựng theo thời gian.

“Để mô hình (của Estonia) thành công cần một sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Kinh nghiệm của một nước không thể được sao chép y nguyên để áp dụng tại một nước khác” - ông Stonestreet nhận định.

Rủi ro an ninh

Những nơi như Estonia cho thấy triển vọng của hình thức bầu cử online trong thời đại Internet. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bày tỏ quan ngại về độ an toàn của những hệ thống bỏ phiếu qua mạng và cảnh báo công nghệ chứa đựng rủi ro bảo mật quá lớn để áp dụng tại các nước mà công tác bầu cử có nguy cơ bị can thiệp phá hoại cao như Mỹ.

“Một mạng Internet an toàn sẽ đem lại nhiều ứng dụng hữu ích; một trong số đó là chúng ta có thể giao phó lá phiếu của mình cho nó. Vấn đề một mạng Internet như thế vẫn chưa tồn tại” - Cindy Cohn, giám đốc điều hành của quỹ Electronic Frontier Foundation, cho biết. Ngoài ra, rất khó để thực hiện những thay đổi quy mô lớn ở Mỹ vì công tác bầu cử do mỗi bang chịu trách nhiệm tổ chức.

Trong khi Estonia xem hệ thống bỏ phiếu qua Internet của mình như một hình mẫu đáng để các nước học hỏi, các chuyên gia bảo mật đã lên tiếng về những tồn tại của hệ thống bầu cử đang được áp dụng tại đây. Khả năng xác thực, hay khả năng xác định xem phiếu bầu có bị giả mạo hay không, là điểm mấu chốt đối với bất kỳ hệ thống bỏ phiếu trực tuyến nào.

Harri Hursti, chuyên gia an ninh mạng và nhà nghiên cứu độc lập được thuê để kiểm tra hệ thống bầu cử của Estonia vào năm 2014, cho biết quốc gia này không phải là ngoại lệ.

“Có quá nhiều khâu trong hệ thống bầu cử qua mạng của Estonia mà một hacker có tay nghề cao, thế lực thù địch hoặc người trong cuộc có thể dễ dàng thao túng hệ thống mà không để lại bất cứ dấu vết nào” - Hursti nhận định.

Một báo cáo cùng năm do Hursti đồng tác giả với một số nhà nghiên cứu khác kết luận rằng cơ sở hạ tầng hệ thống bầu cử trực tuyến của Estonia có “những hạn chế nghiêm trọng về kiến trúc kỹ thuật và những lỗ hổng về thủ tục có thể gây nguy hiểm cho tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử”.

Dù quốc gia Đông Âu đã có những “bước đi quan trọng” để cập nhật hệ thống và gia tăng bảo mật trước các cuộc tấn công từ bên ngoài, “việc phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công nội bộ phần lớn đã bị bỏ qua”, theo báo cáo của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu, một tổ chức đa phương đóng vai trò quan sát cuộc bầu cử tại Estonia năm 2019.

Ném đá dò đường

Bang West Virginia của Mỹ đã cho phép các cử tri ở nước ngoài và quân nhân đủ điều kiện bỏ phiếu thông qua một ứng dụng di động kể từ năm 2018. Cùng với West Virginia, hai bang Delaware và New Jersey đang thí điểm hệ thống bỏ phiếu kỹ thuật số từ xa thông qua nền tảng điện toán đám mây do bên thứ 3 là Democracy Live cung cấp.

Các cử tri ở nước ngoài và người khuyết tật đủ điều kiện sẽ nhận được email hướng dẫn cách đăng nhập vào cổng bỏ phiếu. Tại đây, cử tri sẽ điền vào một “lá phiếu” dưới định dạng tập tin PDF và có thể lựa chọn in phiếu ra gửi qua đường bưu điện hoặc gửi thẳng tập tin qua thư điện tử.

Theo Democracy Live, hệ thống của họ được đảm bảo bằng cách khi cơ quan bầu cử nhận được lá phiếu kỹ thuật số, họ sẽ in chúng ra để lưu vết trên giấy. Điều này giúp phòng ngừa các gian lận hoặc can thiệp có thể xảy ra sau đó và tạo thuận lợi cho công tác kiểm toán bầu cử.

Cổng thông tin của Democracy Live được lưu trữ trên nền tảng đám mây do Amazon cung cấp thông qua FedRamp - dịch vụ bảo mật cao dành riêng cho các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ.

Hệ thống cũng sử dụng tính năng “khóa đối tượng” trên các tập tin PDF của cử tri để đảm bảo các tài liệu được gửi qua mạng không thể bị thay đổi hoặc xóa. Hệ thống đã được kiểm định bởi các nhà đánh giá bảo mật bên thứ ba như Shift State và RSM Labs.

Thành lập năm 2008, Democracy Live tự hào đã thử nghiệm cổng bỏ phiếu điện toán đám mây từ năm 2010 và hệ thống của họ đã được sử dụng trong hơn 1.000 cuộc bầu cử tại 96 quốc gia mà chưa xảy ra vấn đề bảo mật nghiêm trọng nào.

Mặc dù vậy, các chứng nhận bảo mật và thành tích không tì vết không thể xem là lá chắn hoàn hảo và chúng chưa thể giải tỏa hoàn toàn nỗi lo an ninh. Ví dụ, khi cử tri bỏ phiếu qua mạng, họ không có cách nào để xác nhận rằng bản in “lưu vết” của cơ quan bầu cử phản ánh chính xác nội dung lá phiếu của mình.

Và nếu các cuộc kiểm toán sau bầu cử chỉ dựa trên dấu vết giấy tờ đó thì sẽ không thể phát hiện sự can thiệp nếu chúng xảy ra trước khi bản in được thực hiện.

“Chúng tôi tập trung vào những nhóm dân không thể bầu cử (theo cách truyền thống). Tôi không cho rằng có hệ thống bỏ phiếu hay trang web nào là hoàn hảo. Vấn đề chỉ là làm thế nào để cân đối giữa rủi ro và lợi ích. Đây là giải pháp tốt nhất mà chúng tôi có thể đưa ra. Nếu ai đó có cách tiếp cận tốt hơn để giúp toàn bộ 30 triệu cử tri khuyết tật bỏ phiếu, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận” - Bryan Finney, nhà sáng lập và CEO của Democracy Live, nói với 
trang WIRED.

Một số nước như Thụy Sĩ với nhiều điểm tương đồng với Estonia về quy mô dân số và trình độ số hóa từng thử nghiệm hình thức bỏ phiếu qua Internet, nhưng sau đó bỏ cuộc do lo ngại về an ninh.

Đầu năm 2019, bỏ phiếu trực tuyến được áp dụng thí điểm ở 10 bang của Thụy Sĩ. Cuộc thử nghiệm kết thúc chóng vánh sau chưa đầy một năm, sau khi phát hiện những “sai sót nghiêm trọng” trong mã nguồn của một hệ thống.

Hiện tại, bỏ phiếu qua mạng không còn là một lựa chọn của người dân quốc gia châu Âu. “Nếu các hệ thống bỏ phiếu điện tử được sử dụng trong các cuộc bầu cử, chúng phải đáp ứng các yêu cầu bảo mật cao nhất” - Chính phủ Thụy Sĩ tuyên bố vào tháng 6/2020 và cho biết họ vẫn đang làm việc để khắc phục các điểm yếu của hệ thống, với hi vọng sẽ tái khởi động chương trình thử nghiệm trong tương lai.

Theo CNN, dự kiến có hơn 100 triệu cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu chọn người lãnh đạo Nhà Trắng trong 4 năm tiếp theo trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới bằng cách điền vào phiếu bầu bằng giấy rồi nộp trực tiếp tại điểm bầu cử hoặc gởi qua đường bưu điện, hoặc sử dụng hệ thống máy bầu cử tại các phòng phiếu.

Trong khi bóng ma COVID-19 vẫn còn lơ lửng khiến việc bỏ phiếu trực tiếp trở thành nguy cơ lây lan dịch bệnh, Cơ quan Bưu chính Hoa Kỳ cảnh báo phiếu bầu gởi qua đường bưu điện có thể không được chuyển đến phòng phiếu đúng hạn nếu số lượng quá lớn cử tri lựa chọn hình thức bỏ phiếu này.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vươn lên thách thức Hoa Kỳ trong cuộc đua AI

Trung Quốc vươn lên thách thức Hoa Kỳ trong cuộc đua AI

Hướng đi mới cho ngành Bưu chính trong thời đại chuyển đổi số

Hướng đi mới cho ngành Bưu chính trong thời đại chuyển đổi số

Chiến lược '4 Mới' của Huawei có gì mới?

Chiến lược '4 Mới' của Huawei có gì mới?

Viện Đào tạo Quốc tế tổ chức khai giảng năm học 2024-2025

Viện Đào tạo Quốc tế tổ chức khai giảng năm học 2024-2025

Hà Nội ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển thành phố thông minh

Hà Nội ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển thành phố thông minh

Ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên

Ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên

Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Vì sao cần số hóa dữ liệu?

Vì sao cần số hóa dữ liệu?

Những xu hướng công nghệ ảnh hưởng tới báo chí trong lương lai

Những xu hướng công nghệ ảnh hưởng tới báo chí trong lương lai

4 tiêu chí chọn nền tảng họp trực tuyến dành cho doanh nghiệp

4 tiêu chí chọn nền tảng họp trực tuyến dành cho doanh nghiệp

Cùng Huawei khám phá cơ hội chuyển đổi số tại APAC

Cùng Huawei khám phá cơ hội chuyển đổi số tại APAC

Chuyển đổi số để chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân

Chuyển đổi số để chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân

Tin mới cập nhật

Bộ tạo tín hiệu: Sự khác biệt giữa công nghệ Analog và Digital

Bộ tạo tín hiệu: Sự khác biệt giữa công nghệ Analog và Digital

Keysight AppFusion giải pháp hiển thị và bảo mật mạng toàn diện

Keysight AppFusion giải pháp hiển thị và bảo mật mạng toàn diện

Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57

Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57

Cuộc cách mạng trong ngành quảng cáo: Từ tìm kiếm đến trí tuệ nhân tạo

Cuộc cách mạng trong ngành quảng cáo: Từ tìm kiếm đến trí tuệ nhân tạo

Những dấu mốc nổi bật về khoa học công nghệ của Việt Nam 2024

Những dấu mốc nổi bật về khoa học công nghệ của Việt Nam 2024

Samsung và cuộc cách mạng 'AI cho mọi người'

Samsung và cuộc cách mạng 'AI cho mọi người'

ASUS đa dạng hóa hệ sinh thái laptop AI bằng sản phẩm mới Vivobook S 14

ASUS đa dạng hóa hệ sinh thái laptop AI bằng sản phẩm mới Vivobook S 14

Grab kết nối người dân với tuyến Metro số 1 bằng ưu đãi khủng

Grab kết nối người dân với tuyến Metro số 1 bằng ưu đãi khủng

Logitech triển khai chiến dịch mới mang tên 'I LOVE POP'

Logitech triển khai chiến dịch mới mang tên 'I LOVE POP'

 Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ

 Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ

Nhận diện các hình thức lừa đảo ngân hàng và biện pháp phòng tránh

Nhận diện các hình thức lừa đảo ngân hàng và biện pháp phòng tránh

Mục tiêu đến năm 2030, chuyển giao công nghệ AI cho 50% cơ sở y tế tuyến quận, huyện

Mục tiêu đến năm 2030, chuyển giao công nghệ AI cho 50% cơ sở y tế tuyến quận, huyện

Tin đọc nhiều

Trung Quốc vươn lên thách thức Hoa Kỳ trong cuộc đua AI

Trung Quốc vươn lên thách thức Hoa Kỳ trong cuộc đua AI

Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

“Đối thoại số” từng bước đơn giản hóa trong quản lý và sử dụng Sổ hộ khẩu điện tử

“Đối thoại số” từng bước đơn giản hóa trong quản lý và sử dụng Sổ hộ khẩu điện tử

Còn nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi số của các cơ quan báo chí

Còn nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi số của các cơ quan báo chí

Ban hành bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số

Ban hành bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số

Nữ Bí thư chuyển đổi số và hình ảnh mới của tỉnh được mệnh danh là ‘xứ Trà’

Nữ Bí thư chuyển đổi số và hình ảnh mới của tỉnh được mệnh danh là ‘xứ Trà’

Năm 2022, năm khẳng định năng lực dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Năm 2022, năm khẳng định năng lực dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Thúc đẩy chuyển đổi số, phục hồi kinh tế sau đại dịch bằng những nền tảng Make in Vietnam

Thúc đẩy chuyển đổi số, phục hồi kinh tế sau đại dịch bằng những nền tảng Make in Vietnam

VNPT - Thales: hợp tác về 5G & IoT và An ninh mạng.

VNPT - Thales: hợp tác về 5G & IoT và An ninh mạng.

Y tế - Mục tiêu trọng tâm trong chuyển đổi số quốc gia

Y tế - Mục tiêu trọng tâm trong chuyển đổi số quốc gia

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019