Chuyển đổi số thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành Hàng không dân dụng Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong ngành hàng không có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển ngành hàng không.
- Cục Hàng không được trao quyền chủ động tăng tần suất đường bay nội địa
- Cục Hàng không Việt Nam lên phương án khai thác vận chuyển hành khách giai đoạn Tết Nguyên Đán Nhâm Dần
- Cục Hàng không đề nghị Hà Nội áp dụng cơ chế phòng, chống dịch COVID-19 đặc thù cho Nội Bài
Cục HKVN xác định rõ, một trong những mục tiêu quan trọng của nhiệm vụ chuyển đổi số ngành hàng không là xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung chuyên ngành hàng không.
Kíp trực tại Đài Kiểm soát không lưu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài2 (ảnh Cục HKVN).
Theo đó, CSDL dùng chung sẽ là nơi cung cấp dữ liệu cho tất cả các ứng dụng được phát triển trong Ngành Hàng không nói chung cũng như tại Cục HKVN nói riêng cùng sử dụng gồm CSDL dùng chung về thực thể quản lý nhà nước (QLNN), danh mục, tư liệu dùng chung…
Trong đó, CSDL dùng chung về các thực thể QLNN là lõi của kho dữ liệu này. Những CSDL này vừa có vai trò mở đường cho sự hình thành dữ liệu lớn bằng các dữ liệu liên kết vừa gắn kết tất cả ứng dụng được phát triển trong hệ thống một cách thống nhất trên cơ sở sử dụng chung những dữ liệu cơ bản của thực thể QLNN.
Trong giai đoạn tới, Cục HKVN đang chuyển đổi tích cực các TTHC của Cục lên mức 3,4 (ảnh Cục HKVN).
Hiện nay, CSDL phương tiện hàng không, người điều khiển phương tiện hàng không, kết cấu hạ tầng giao thông hàng không được quản lý tại Cục HKVN và các đơn vị khác trong ngành hàng không như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay VN, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, các đơn vị khai thác nhà ga hàng hóa (ALS, ACSV SCSC, TECS …), các đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất (VIAGS, SAGS, HGS …), các đơn vị cung cấp dịch vụ xăng dầu (PA, SKYPEC, NAFSC …), các đơn vị cung cấp dịch vụ suất ăn (NCS, VINACS, MASCO …), các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay (VAECO, SAAM …) .....
Cảng HKQT Nội Bài (ảnh Cục HKVN).
Về việc quản lý thông tin, dữ liệu hiện tại, Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay của Cục HKVN sử dụng phần mềm CASORT do Hoa Kỳ cung cấp để quản lý thông tin tàu bay, phi công nhưng khả năng tùy biến theo yêu cầu của các đối tượng người sử dụng còn một số hạn chế cũng như việc chia sẻ dữ liệu, đáp ứng những yêu cầu bảo mật về xây dựng hệ thống CSDL ngành GTVT còn đặt ra các vấn đề phải tiếp tục củng cố, nâng cao.
Các thông tin, dữ liệu khác hiện vẫn được quản lý thủ công trên giấy tờ và các định dạng file dữ liệu dạng word, excel tại các phòng chuyên môn của Cục HKVN cũng như tại các đơn vị khác trong ngành hàng không (cảng hàng không, sân bay …) dẫn tới các số liệu cập nhật không thường xuyên và chưa có tính tức thời.
Do đó nhu cầu cấp thiết nhất, trước tiên đối với việc chuyển đổi số của ngành chính là xây dựng CSDL phương tiện hàng không, người điều khiển phương tiện hàng không, kết cấu hạ tầng giao thông hàng không để hình thành CSDL chuyên ngành hàng không, được sử dụng tại Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị trực thuộc cũng như chia sẻ dữ liệu đối với các đơn vị khác trong Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp có khi có nhu cầu sử dụng và đáp ứng nhu cầu quản lý.
Cục HKVN sẽ quản lý các CSDL chuyên ngành hàng không và thông qua quy định cụ thể để tiến hành sử dụng các chức năng quản trị cho phép phân quyền đến người sử dụng của các đơn vị để tiến hành kết nối với hệ thống, cập nhật dữ liệu.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận