Hạ tầng số - Động lực tăng tốc chuyển đổi số quốc gia
Tiến trình chuyển đổi số vài năm trở lại đây đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ với yếu tố trọng tâm để quá trình này tăng tốc là hạ tầng số trong vai trò là “động lực” chính.
- Các vấn đề trọng yếu trong xây dựng hạ tầng số của Việt Nam
- Hạ tầng số - Động lực tăng tốc chuyển đổi số quốc gia
- Xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam trở thành Digital Hub của PPAC
Theo Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, năm 2022 được coi là thời điểm bùng nổ để xây dựng, phát triển hạ tầng số. Xác định yếu tố hạ tầng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả và sự bền vững của chuyển đổi số, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ưu tiên, nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng số
Xây dựng, phát triển hạ tầng số là một nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ chú trọng và giao phó trong các văn bản quan trọng về chuyển đổi số. Trong thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã ưu tiên, nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trong xu thế phát triển hiện nay Việt Nam đã và đang khẳng định khả năng nắm bắt và làm chủ công nghệ nền tảng số .
Nắm bắt được tính thiết yếu và bắt buộc của hạ tầng số, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ quan điểm và nhấn mạnh về tính quan trọng của hạ tầng số. Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhấn mạnh quan điểm "Hạ tầng số đi trước một bước, phát triển với tốc độ nhanh, theo hướng Việt Nam làm chủ công nghệ lõi ".
Mặc dù Chương trình chuyển đổi số quốc gia bắt đầu từ 2020 nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên đến năm 2022 mới thực sự được coi là điểm bùng nổ để xây dựng, phát triển hạ tầng số.
Bên cạnh việc phát triển hạ tầng viễn thông hiện nay về mức cơ bản đã đáp ứng yêu cầu kết nối với tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định mạnh, nhiều doanh nghiệp cũng đồng thời triển khai công nghệ mới cho trung tâm dữ liệu. Mà trong đó điện toán đám mây là một hạ tầng số quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Với những lợi thế về độ phủ không giới hạn của ứng dụng cloud cùng tất cả các ứng dụng đều có thể được triển khai trên môi trường điện toán đám mây đủ để đáp ứng cho việc cùng đồng hành với chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số của quốc gia
Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu phấn đấu đưa Việt Nam vào tốp 50 quốc gia chuyển đổi số năm 2025, Việt Nam cần tập trung khuyến khích, thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng số nhiều hơn gấp 2, gấp 3 lần giai đoạn vừa qua.
Qua đó càng khẳng định vai trò của nền tảng số trong sự nghiệp chuyển đổi số của quốc gia.
Không chỉ từ các doanh nghiệp nhà nước mà còn cần khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư từ xã hội, trong đó có khối tư nhân, hướng tới mục tiêu doanh thu của hạ tầng số chiếm 1% GDP vào năm 2025.
Mặc dù Chương trình, Chiến lược được định hướng cho 10 năm nhưng nếu mỗi năm không cố gắng, nỗ lực thì các nhiệm vụ cụ thể cũng khó mà hoàn thành được.
Với 2 mục tiêu trong tâm năm 2022 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chưa hoàn thành là tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 85% và tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 75% thì cần sự chung tay của các cơ quan, doanh nghiệp cùng phối hợp, thúc đẩy hơn nữa góp phần vào sự phát triển hạ tầng số bền vững, đi đầu tại Việt Nam.
Theo tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận