Tin đọc nhiều
Nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm giảm thiểu rác nhựa tại trường học
Trong trường học rác thải nhựa đã và đang là một vấn đề nan giải với nhiều loại rác xâm nhập vào các cơ sở trường học như: ống hút nhựa, hộp xốp dùng một lần, đồ uống đóng chai, kẹo cao su, túi nilon, … có những tiện lợi nhất định, nhưng lại tạo ra một lượng rác thải không nhỏ.
Tương lai xanh: quản lý rừng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu
Để thực hiện cam kết toàn cầu đưa phát thải ròng bằng không vào năm 2050 tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã ngay lập tức hành động để giảm phát thải CO2 với vai trò quan trọng của ngành lâm nghiệp, thông qua nhiều chương trình trồng rừng phục hồi chuyển đổi từ rừng trồng gỗ chu kỳ ngắn chưa được cấp chứng chỉ sang mô hình quản lý rừng bền vững rừng gỗ lớn chất lượng cao được cấp chứng chỉ FSC.
Các nhà khoa học của hơn 20 quốc gia trên thế giới về ICISE tham gia hội nghị VCEES-2022
Ngày 8-8, tại Trung tâm ICISE (TP Quy Nhơn, Bình Định) đã diễn ra hội nghị VCEES-2022, tại hội nghị có gần 100 báo cáo đã được chọn lựa, được trình bày trong 7 nhóm chủ đề khoa học chính, gồm: ô nhiễm môi trường, xử lý nước, khí tượng, thủy văn, hải dương học, khoa học nước, viễn thám, GIS, và một số chủ đề liên ngành, ô nhiễm nhựa, quản lý rác thải, môi trường ứng dụng, các bài toán mô phỏng khí hậu khu vực.
Mỹ trồng 1 tỉ cây xanh tại những khu vực bị cháy
Theo Hãng tin AP, trong những năm gần đây, các đợt cháy rừng lớn tại Mỹ đã khiến hàng triệu cây xanh bị tàn phá nặng nề và khó có khả năng phục hồi tự nhiên. Hôm 25-7, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ trồng hơn 1 tỉ cây xanh trên các khu rừng bị cháy ở miền Tây.
Thực vật biến đổi DNA giúp chống lại biến đổi khí hậu hiệu quả hơn
Để ngăn chặn tác hại của hiện tượng ấm lên toàn cầu, các nhà khoa học cho biết chỉ giảm lượng khí thải cacbon là không đủ. Bằng cách sử dụng phương pháp chỉnh sửa gen CRISPR trên một số loại cây trồng phổ biến, một nhóm các nhà khoa học thực vật đang tìm cách phát triển khả năng lưu trữ carbon của cây để giúp chống lại biến đổi khí hậu.
Rong biển có thể giúp chống lại biến đổi khí hậu như thế nào?
Để làm giảm biến đổi khí hậu, bên cạnh việc trồng cây xanh, giảm lượng khí thải cacbon,... một nhóm tình nguyện viên đã đề xuất một giải pháp thay thế khéo léo: sử dụng tảo và rong biển. Những khóm tảo và rong biển đang liên tục hấp thu khí CO2 trong nước biển là một ứng cử viên sáng giá làm giảm lượng cacbon trong khí quyển.
Mamonth - cỗ máy hút khí CO2 lớn nhất thế giới
Như chúng ta cùng biết, CO2 là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên trong những năm gần đây. Mới đây, Climeworks, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Thụy Sĩ đã động thổ xây dựng cỗ máy hút CO2 khổng lồ mang tên Mammoth tại đảo quốc Iceland. Khi đi vào vận hành cỗ máy có khả năng thu khoảng 36.000 tấn CO2 mỗi năm.
Phát triển năng lượng xanh: Nhiều khó khăn, thách thức
Để hiện thực hóa quá trình chuyển đổi năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo xanh, sạch cần triển khai các chính sách thu hút đầu tư hợp lý, ổn định. Đây là một trong những giải pháp quan trọng trong để vượt qua thách thức trong thời gian tới.