Nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm giảm thiểu rác nhựa tại trường học
Trong trường học rác thải nhựa đã và đang là một vấn đề nan giải với nhiều loại rác xâm nhập vào các cơ sở trường học như: ống hút nhựa, hộp xốp dùng một lần, đồ uống đóng chai, kẹo cao su, túi nilon, … có những tiện lợi nhất định, nhưng lại tạo ra một lượng rác thải không nhỏ.
- Nhóm nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện
- Quản lý rác thải nhựa tại nguồn - Nền tảng để xây dựng kinh tế tuần hoàn tại Vũng Tàu
- 'Biến' rác thải điện tử thành vàng
Nhằm nâng cao nhận thức của các bạn học sinh trong việc nói không và giảm thiểu rác nhựa trong trường học hiệu quả thiết thực, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên - WWF và Thành đoàn Đà Nẵng, Quận đoàn Thanh Khê cùng các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động ngoại khóa “Giảm thiểu rác nhựa tại trường học” năm 2022. Chuỗi hoạt động ngoại khóa còn có sự tham gia điều phối tổ chức bởi CLB Liên kết trẻ Việt Nam và CLB Môi trường - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
Theo đó, hoạt động diễn ra tại 15 điểm trường THCS, THPT trên địa bàn quận Thanh Khê (Đà Nẵng) với các nội dung như: Trao tặng thùng rác tái chế, hoạt động ngoại khóa rèn luyện kỹ năng về phân loại rác cũng như bảo vệ môi trường trong trường học tới các giáo viên, tổng phụ trách đội, sau đó các bạn học sinh cùng tham gia hoạt động nhặt rác tại quanh khu vực trường học.
Phát biểu tại sự kiện, ông Tạ Anh Tuấn - Đại diện WWF cho biết: “Hệ sinh thái biển toàn cầu đang đứng trước mối đe dọa liên quan đến rác thải nhựa, xuất phát từ những vật dụng tiện lợi, rẻ tiền gắn chặt với đời sống nhân loại nhiều năm qua. Đặc biệt, rác thải nhựa đại dương không chỉ gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, thúc đẩy gia tăng tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu, mà còn đe dọa sự sống của những sinh vật biển, hay sâu xa hơn là sức khỏe con người. Rác thải nhựa khó phân hủy, nằm lại dưới đáy đại dương, trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển”.
Để hạn chế tình trạng này, nhiều năm qua tổ chức WWF đã phối hợp cùng các cơ quan đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… triển khai một số chương trình kêu gọi người dân không sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm; phối hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo và các trường học tại các địa bàn một số tỉnh triển khai các hoạt động về rác nhựa tới giáo viên và học sinh.
Cũng tại chương trình ngoại khóa, PGS, TS Đinh Thị Phương Anh chia sẻ: “Việc Tổ chức WWF đầu tư tuyên truyền vào các trường học là một trong những hướng đi tích cực, hiệu quả, mang lại cách nhìn, hướng đến môi trường sống xanh, sạch và an toàn cho rất nhiều thế hệ tiếp theo. Thông điệp của chúng ta là: hãy bắt đầu ngay việc bảo vệ và giữ gìn môi trường không rác thải nhựa. Chúng ta nói không với sản phẩm tái chế từ nhựa…”.
Cũng theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5 - 10% trong rác thải sinh hoạt. Hàng năm, có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương đến hệ san hô, hệ động vật đại dương. Chất thải nhựa đổ ra đại dương có thể bao quanh bốn vòng trái đất mỗi năm và nó có thể tồn tại 1.000 năm trước khi bị tiêu hủy hoàn toàn.
Trong trường học rác thải nhựa đã và đang là một vấn đề nan giải với nhiều loại rác xâm nhập vào các cơ sở trường học như: ống hút nhựa, hộp xốp dùng một lần, đồ uống đóng chai, kẹo cao su, túi nilon, … có những tiện lợi nhất định, nhưng lại tạo ra một lượng rác thải không nhỏ.
Theo tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận