'Biến' rác thải điện tử thành vàng
Ngày càng có nhiều thiết bị điện tử được thay thế mỗi năm, đồng nghĩa với việc một lượng lớn rác điện tử có thể được thu gom để tái chế chuyên nghiệp, nhằm thu hồi những kim loại như đồng hay vàng.
- Nhóm nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện
- Nhật Bản biến rác thải thực phẩm thành vật liệu xây dựng
- Rác thải điện tử toàn cầu tăng ‘chóng mặt’
Theo số liệu thống kế trên toàn cầu, mỗi năm có hơn 50 triệu tấn rác thải điện tử nhưng chưa đầy 20% được tái chế. Dự kiến đến năm 2030, nếu không có tác động, số rác thải điện tử có thể đạt đến mức 74 triệu tấn. Do đó, việc tái chế chúng là rất quan trọng, không chỉ giải quyết vấn đề môi trường mà còn có thể thu hồi các kim loại quý.
Để giải quyết vấn đề trên, The Royal Mint một công ty đúc tiền xu từ Anh dự kiến hoàn thành nhà máy tái chế rác thải điện tử tại Llantrisant, South Wales và đưa vào sử dụng vào tháng 3/2022, tạo thêm 40 việc làm mới dành cho các kỹ sư và nhà hóa học.
Theo đó, khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ là cơ sở đầu tiên trên thế giới chiết xuất vàng từ bảng mạch trong máy tính, điện thoại cũ trên quy mô lớn. Royal Mint dự kiến sẽ xử lý 90 tấn bảng mạch (tách từ thiết bị điện tử cũ) mỗi tuần. Từ đó cho ra hàng trăm kilogram vàng mỗi năm.
Trong một thông báo, The Royal Mint cho biết đã phát triển thành công một loại dung dịch có thể tách vàng cũng như kim loại quý khác ra khỏi rác thải điện tử một cách vô cùng dễ dàng.
Dung dịch này là thành quả sau thương vụ hợp tác giữa công ty với một startup đến từ Canada có tên Excir. Công nghệ triết xuất này được quảng bá là có thể khôi phục 99% kim loại quý từ rác thải điện tử.
Ông Sean Millard, một lãnh đạo cấp cao tại The Royal Mint, cho biết: 'Bắt tay với đối tác Excir, chúng tôi ra mắt công nghệ đầu tiên trên thế giới với khả năng thu hồi kim loại quý từ rác thải điện tử trong thời gian ngắn. Phương pháp này mang tính cách mạng và đem lại tiềm năng lớn tái sử dụng nguồn tài nguyên quý hiếm của hành tinh chúng ta, giảm tác hại của rác thải điện tử và tạo thêm việc làm'.
Ông Sean Millard cho biết thêm: 'Chúng tôi ước tính rằng 99% bảng mạch cũ của Anh hiện được chuyển ra nước ngoài để xử lý ở nhiệt độ cao ở lò nấu chảy'.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận