Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất sản phẩm dược liệu OCOP
Đó là nội dung được đề cập trong Chương trình “Ứng phó với biến đổi khí hậu” số phát sóng tháng 03/2022 khi mà nguồn dược liệu nước ta hết sức phong phú nhưng công nghệ lại chưa theo kịp để đáp ứng nhu cầu gia công, sản xuất trong nước. Chương trình được phát sóng trên kênh H1 của Đài Phát thành & Truyền hình Hà Nội, mỗi tuần 1 số phát sóng: Phát chính vào lúc 11h00 Thứ 6– phát lại lúc 13h50 Thứ 4 tuần kế tiếp. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).
- Phong trào sáng kiến cải tiến - Dấu ấn trưởng thành và phát triển của công đoàn PV GAS
- PV GAS LNG: Tích cực chuẩn bị cho nhập khẩu và kinh doanh LNG tại Việt Nam
- PV GAS nhanh chóng hoàn thiện hệ thống hạ tầng để nhập khẩu LNG từ năm 2022
Có một nghịch lí là trong khi kho dược liệu của nước ta hết sức phong phú với gần 4000 cây thuốc có thể trực tiếp làm thuốc hoặc để tách chiết một số hoạt chất bào chế Nam dược thành phẩm. Ngành dược chúng ta lại phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, nguyên nhân chính là do thiếu công nghệ chiết suất, thiếu các công nghệ cơ bản và ứng dụng nên dù có lợi thế lớn để phát triển nguồn tài nguyên nhưng chưa khai thác được bao nhiêu.
Những năm gần đây, xu hướng sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên ngày càng nhiều, không chỉ ở các nước Á Đông mà còn từ các nước phương Tây. Ở trong nước thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hiện nay số lượng các cơ sở dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng là rất ít. Quy mô cũng như trình độ sản xuất còn lạc hậu thiếu tính liên kết. Khi đưa sản phẩm ra thị trường gặp rất nhiều khó khăn, đó là kinh nghiệm về vốn, rào cản về chứng nhận, thủ tục hành chính.
Điều này đặt ra yêu cầu cần có những đơn vị, doanh nghiệp tâm huyết tham gia vào việc này, không chỉ giúp tận dụng nguồn dược liệu thô sẵn có, vừa tạo ra những sản phẩm, mĩ thẩm, thực phẩm chức năng được kiểm soát và truy suất được nguồn gốc sản phẩm đồng thời tránh phải nhập khẩu dược liệu từ nước ngoài không kiểm soát được nguồn gốc.
Thực tế cho thấy chương trình OCOP thực sự là giải pháp quan trọng để thành phố Hà Nội phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Các sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội đã và đang có những đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch kinh tế nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn, từng bước cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội ngày càng bên vững.
Đồng thời với đó quảng bá các sản phẩm OCOP được triển khai kịp thời, thường xuyên đã giúp cho các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP tới tận tay người tiêu dùng. Đây là những lợi thế rất lớn cho những sản phẩm từ nông sản, dược liệu chế biến đưa ra thị trường và tiềm năng giới thiệu sản phẩm gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Từ những tiềm năng hết sức to lớn đó có thể thấy nếu có một đường hướng đúng đắn và mạnh dạn, công nghệ đầu tư hiện đại và tiên tiến. Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, chuyên nghiệp và tâm huyết với nghề thì có thể tạo ra một sức bật mới, một sự chuyển biến về chất cho công nghệ chiết suất dược liệu làm cơ sở vững chắc cho ngành công nghiệp dược của Việt Nam phát triển, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận