Mỹ 'phớt lờ' đề xuất tăng sản lượng chip của Trung Quốc dù có thể ảnh hưởng đà phục hồi kinh tế
Chính quyền Tổng thống Biden đã thẳng thừng từ chối đề xuất của Trung Quốc tăng sản lượng để giải quyết khủng hoảng chip bán dẫn toàn cầu do lo ngại về vấn đề an ninh dù quyết định này có làm ảnh hưởng đến đề hồi phục kinh tế.
- 'Khủng hoảng' mở ra thập kỷ 'tươi sáng' cho thị trường chip bán dẫn
- Mỹ - EU 'chụm đầu' tìm giải pháp giải quyết khủng hoảng chip bán dẫn
- Big data - Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng quốc gia số trong "khủng hoảng" chip bán dẫn của Nhật Bản
Hãng tin Bloomberg ngày 13/11 dẫn một nguồn thạo tin yêu cầu giấu tên tiết lộ chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phản đối kế hoạch nâng cao sản lượng chip của Tập đoàn Intel tại Trung Quốc do lo ngại về vấn đề an ninh, qua đó bác bỏ đề xuất giải quyết tình trạng thiếu hụt chip ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nguồn tin cho hay Intel, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, đã đề xuất sử dụng một nhà máy ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, để sản xuất đĩa bán dẫn.
Dù quyết định từ chối tăng sản lượng chip của chính quyền Tổng thống Biden có thể khiến đà phục hồi kinh tế chậm lại.
Kế hoạch sản xuất có thể sẽ được triển khai vào cuối năm 2022, góp phần giảm bớt tình trạng khan hiếm nguồn cung toàn cầu. Tuy vậy, Intel cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của chính quyền liên bang nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu và sản xuất ở Mỹ.
Nguồn tin khẳng định khi được Intel trình bày về kế hoạch trên trong những tuần gần đây, các quan chức trong chính quyền Tổng thống Biden đã ra sức ngăn cản đề xuất này.
Vụ việc xảy ra giữa lúc Nhà Trắng đang tranh luận về khả năng hạn chế một số lĩnh vực đầu tư chiến lược vào Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Washington đang cân nhắc triển khai cơ chế thẩm định đầu tư ra nước ngoài và đang phối hợp với các đồng minh để định hình cơ chế này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 11/11 cũng đã ký ban hành đạo luật mới ngăn chặn việc cấp phép dùng các thiết bị mới của các công ty viễn thông Trung Quốc như Huawei, ZTE.
Đạo luật mới, còn được gọi là “Đạo luật Thiết bị An toàn”, đã được Quốc hội lưỡng viện Mỹ thông qua thồi tháng 10 vừa qua, quy định là Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) không xem xét hoặc cấp phép sử dụng các thiết bị viễn thông mới được xác định là "đe dọa an ninh quốc gia" của Mỹ.
Giới chức Trung Quốc cho rằng việc Mỹ "chèn ép vô lý" các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ làm tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời tạo rào cản trong quan hệ song phương.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận