Mỹ sẽ cạnh tranh với Trung Quốc ra sao trong tương lai công nghệ của thế giới?
Dự thảo Luật cạnh tranh và đổi mới 2021 (USICA) nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc đã được Thượng viện Mỹ thông qua.
- Google bị điều tra vì làm triệt tiêu tính cạnh tranh của thị trường truyền thông tại Italy
- Cộng đồng AI - Một yêu cầu cấp thiết cho tương lai công nghệ Việt
- Tài xế công nghệ - Nỗi lo xiết xe
Trong ngày 27/5, các thượng nghị sĩ Mỹ đã bỏ phiếu chấm dứt thủ tục tranh luận filibuster, tiến tới thủ tục bỏ phiếu để có thể thông qua USICA.
Thuật ngữ "filibuster" dùng để chỉ việc thượng nghị sĩ Mỹ tranh luận không giới hạn về một dự luật để bày tỏ sự phản đối và cố gắng trì hoãn không cho nó được thông qua. Đây được coi là "vũ khí lập pháp" của thượng nghị sĩ Mỹ tại quốc hội.
Theo Hãng tin Reuters, trong trường hợp được Thượng viện thông qua, USICA phải tiếp tục được Hạ viện thông qua rồi gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật.
Lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện - ông Chuck Schumer, cũng là người đồng soạn thảo dự luật USICA - cho biết Mỹ chi tiêu ít hơn 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nghiên cứu khoa học cơ bản. Con số này ít hơn một nửa so với Trung Quốc.
"Chúng ta tự đặt mình vào vị trí rất bấp bênh và có khả năng tụt hậu so với phần còn lại của thế giới trong các ngành công nghệ và công nghiệp sẽ định hình thế kỷ tới", ông Schumer phát biểu tại Thượng viện.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bình luận về động thái của Thượng viện Mỹ. USICA sẽ cho phép chi 190 tỉ USD để tăng cường công nghệ nói chung, kèm theo 54 tỉ USD để tăng sản xuất chất bán dẫn, vi mạch và thiết bị viễn thông.
Dự luật cũng tìm cách ứng phó với quy mô ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của Bắc Kinh trên kênh ngoại giao, bằng cách hợp tác với các đồng minh và tăng cường vai trò của Mỹ ở nhiều tổ chức quốc tế.
Trong nhiệm kỳ tổng thống trước của ông Trump, Mỹ đã rút khỏi nhiều tổ chức quốc tế.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận