Công nghệ tái tạo hoàn toàn bằng tái chế pin EV được phát triển đầu tiên trên thế giới
Xe ô tô điện ngày càng trở nên phổ biến, thông dụng trong cuộc sống con người, với sự bùng nổ phát triển của ngành ô tô điện thì hàng triệu tấm pin dự kiến sẽ hết tuổi thọ trong vài năm tới, ngành tái chế đang đẩy nhanh tốc độ trên khắp thế giới nhằm giảm thiểu ô nhiễm và chi phí sử dụng pin.
- Bao giờ pin Lithium-polymer thay thế hoàn toàn pin Lithium-Ion?
- 'Rót vốn khủng' xây dựng ba nhà máy sản xuất pin - Ford đang kỳ vọng điều gì?
- Apple bắt tay với CATL và BYD của Trung Quốc xây nhà máy pin cho xe điện
Công nghệ tái tạo pin được Northvolt phát triển đầu tiên trên thế giới với mục tiêu tái sử dụng 125.000 tấn pin mỗi năm.
Northvolt nhà sản xuất pin của Thụy Điển, công ty tuyên bố chương trình tái chế "Revolt" của họ đã trở thành chương trình đầu tiên tái chế pin EV sử dụng 100% nguyên liệu tái sử dụng.
Tất cả các biện pháp tái chế và sản xuất của Northvolt đều diễn ra tại một địa điểm, trong các phòng thí nghiệm của nó ở Västerås, Thụy Điển. Và đó là một bước đột phá đáng kể đối với ngành công nghiệp tái chế pin toàn cầu, họ đang cố gắng làm cho ngành công nghiệp xe điện mới ra đời thực sự bền vững.
Cho đến nay, ngay cả xe điện Tesla cũng không bền vững. Trên thực tế, pin lithium-ion đòi hỏi phải khai thác nhiều tài nguyên để lấy nguyên liệu thô, điều này làm ảnh hưởng đến động lực bền vững của các phương tiện đã hoàn thiện. Nói cách khác, ô tô điện chỉ đơn giản là chuyển ô nhiễm lên dây chuyền lắp ráp, từ người tiêu dùng lái xe đến sản xuất các bộ phận cần thiết cho xe điện.
Tuy nhiên, quá trình tái chế có thể thu hồi tới 95% kim loại trong pin, duy trì mức độ tinh khiết tương đương với vật liệu "nguyên chất", Giám đốc Môi trường Emma Nehrenheim của Northvolt cho biết trong một thông cáo. Bước tiếp theo là làm sao để Northvolt và các công ty khác có thể mở rộng quy trình tái chế mới để chuẩn bị cho khối lượng tái chế pin lớn hơn trong tương lai hay không.
Nehrenheim cho biết: “Khi cuộc cách mạng xe điện tăng tốc, chúng ta nên lưu ý rằng khoảng 250.000 tấn pin sẽ hết tuổi thọ ở châu Âu vào năm 2030. Tại Northvolt, chúng tôi nhìn thấy cơ hội. Tương tự như cách chúng tôi đã tìm ra các giải pháp mới, bền vững để xử lý phụ phẩm muối tại Northvolt Ett - coi nó như một sản phẩm có giá trị và không lãng phí - điều này cũng đúng với pin hết tuổi thọ".
Coban, mangan và niken tái chế được sử dụng trong cấu trúc pin mới được thu gom từ chất thải pin thông qua xử lý luyện kim thủy lực năng lượng thấp bao gồm việc sử dụng dung dịch nước để cô lập kim loại và loại bỏ các tạp chất còn lại. Bước tiếp theo của Northvolt liên quan đến việc sản xuất các cấu trúc pin với 50% vật liệu tái chế ở quy mô công nghiệp vào năm 2030.
Để phù hợp với mục tiêu này, nhà máy tái chế Giga quy mô Revolt Ett của công ty ở Skellefteå, Thụy Điển, sẽ được mở rộng so với thiết kế trước đó của nó, để tạo không gian tái chế 125.000 tấn pin mỗi năm.
Khoảng 250.000 tấn pin EV sẽ hết tuổi thọ vào năm 2030
Với khối lượng này Revolt Ett sẽ trở thành nhà máy tái chế pin lớn nhất châu Âu, bên cạnh nhà máy tái chế quy mô lớn duy nhất có thể tái sử dụng lithium, coban, mangan và niken, ngoài các kim loại khác.
Những thứ này sẽ cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất pin Northvolt Ett lân cận với đủ nguồn cung cấp để sản xuất 30 GWh pin mỗi năm, bằng một nửa tổng sản lượng pin hàng năm của Nortvolt Ett.
Các kim loại khác được thu hồi bởi Revolt Ett sẽ bao gồm nhôm, đồng và nhựa, và tất cả những kim loại này có thể được tái tuần hoàn vào quy trình sản xuất thông qua các doanh nghiệp bên thứ ba.
Nehrenheim thông tin thêm: “Cuối cùng, cam kết về tính tuần hoàn sẽ không chỉ giảm đáng kể các tác động đến môi trường của ngành sản xuất pin, mà còn góp phần vào tầm nhìn của chúng tôi để thiết lập một chuẩn mực mới cho tính bền vững trong sản xuất”. Đây là một bước tiến quan trọng trong một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận