Bác sĩ cảnh báo việc tự ý truyền đạm tại nhà tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Việc tự ý tự ý truyền đạm tại nhà có nguy cơ dẫn đến biến chứng viêm cơ tim và suy tim, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
- Bệnh tiểu đường cần tránh những hành vi nào để duy trì sức khoẻ
- Áo gắn cảm biến theo dõi sức khỏe
- Bức xạ điện từ ảnh hưởng tới sức khỏe con người như thế nào?
Hình minh họa.
Thói quen tự truyền đạm tại nhà đang gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là viêm cơ tim và suy tim. Một trường hợp ở Hải Dương đã từng sốc phản vệ sau khi tự truyền đạm, và sau đó bị chẩn đoán mắc các vấn đề về tim.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Minh từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, việc tự truyền đạm tại nhà có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Trong một trường hợp ở Hải Dương, một phụ nữ đã trải qua sốc phản vệ sau khi tự truyền đạm. Mặc dù đã được cấp cứu kịp thời, nhưng sau đó, cô ấy bắt đầu gặp các triệu chứng như đau ngực và khó thở. Sau khi thăm khám, cô được chẩn đoán mắc viêm cơ tim và suy tim.
Bác sĩ Minh cho biết rằng việc truyền đạm không chỉ có nguy cơ về vấn đề về tim, mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác như sốc phản vệ, đau sưng tại vị trí tiêm, viêm tĩnh mạch, hoặc thậm chí là tử vong.
Để tránh những tình huống nguy hiểm này, bác sĩ Minh khuyến cáo rằng việc truyền đạm phải được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế. Việc tự ý truyền đạm tại nhà không chỉ là nguy hiểm mà còn không an toàn.
Cụ thể, Chị V.T.L. (34 tuổi, Hải Dương) đã từng sốc phản vệ khi truyền đạm tại nhà. Tưởng chừng sau khi được cấp cứu kịp thời, sức khỏe dần sẽ hồi phục. Thế nhưng sau đó chị nhận thấy bị đau ngực trái kèm theo khó thở… Chị đến bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ chẩn đoán viêm cơ tim và suy tim.
Theo bác sĩ Minh, qua kết quả chụp MRI tim kết luận chị L. suy tim EF bảo tồn do viêm cơ tim sau sốc phản vệ. Các bác sĩ đã tư vấn hướng điều trị và theo dõi phù hợp cho bệnh nhân.
"Các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã chỉ ra rằng các chất trung gian gây viêm phản vệ có thể gây ra tổn thương động mạch vành và cơ tim. Đồng thời, gây ra hàng loạt hệ lụy cho sức khỏe tim mạch như sốc tim (tim không bơm đủ máu cho cơ thể); loạn nhịp tim (nhịp tim quá nhanh, hoặc quá chậm); nhồi máu cơ tim; viêm cơ tim; suy tim; trụy tim", bác sĩ Minh cho hay.
Bác sĩ Minh cũng cho biết việc tiêm, truyền các loại dịch, trong đó có đạm vào cơ thể phải có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ tính toán kỹ lưỡng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền thích hợp.
Việc tự ý truyền dịch mà không có ý kiến của bác sĩ, hoặc sai cách sẽ có nguy cơ xảy ra tai biến rất cao như phù chỗ tiêm, đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, tử vong.
Sốc phản vệ là tình trạng y khoa vô cùng nghiêm trọng, có thể gây ra tình trạng tắc đường thở, khiến người bệnh không thở được.
Đây cũng là yếu tố khiến tim có thể ngừng đập do huyết áp giảm khiến tim không nhận đủ oxy.
Phải đi cấp cứu khi đang truyền dịch tại nhà
Anh Nguyễn Hòa Kh. (48 tuổi, Hà Nội) sau khi khỏi sốt xuất huyết lại bị ho mấy tuần, uống thuốc mãi không khỏi. Những cơn ho dài khiến anh mất ngủ, ăn kém... nên rất mệt mỏi. Do đó, vợ anh đã mua chai "đạm" về và gọi điều dưỡng đến truyền dịch với hi vọng anh Kh. mau khỏe.
Nhưng khi mới truyền được 2/3 chai, anh Kh. bắt đầu cảm thấy ớn lạnh, buồn nôn, chân tay co cứng… Anh lập tức được đưa đi cấp cứu tại trung tâm y tế gần nhà. Rất may, sau khi bác sĩ xử trí, anh Kh. dần ổn định lại.
Vì sao truyền dịch tại nhà lại nguy hiểm?
Dịch truyền có nhiều loại, mỗi loại lại có các thành phần, hoạt chất và có nồng độ khác nhau nhằm sử dụng cho từng trường hợp bệnh khác nhau và tốc độ truyền cũng khác nhau. Dù chỉ sai tốc độ truyền dịch cũng đã có nguy cơ gây biến chứng. Cụ thể:
- Dịch truyền bù nước và điện giải như ringer lactate, NaCl, bicarbonate dùng cho trường hợp mất nước, bỏng, tiêu chảy.
- Dịch truyền bổ sung dinh dưỡng như glucose 5%/10%, glucid, lipid, acid amin, chỉ định cho bệnh nhân sau mổ, suy dinh dưỡng và không thể ăn qua đường tiêu hóa.
- Dịch truyền có các chất protein như albumin, dextran, chỉ định cho bệnh nhân thiếu albumin trong các bệnh lý gan…
Các loại dịch truyền mà nhiều bệnh nhân thường sử dụng như: Dung dịch ringer lactate, dịch truyền bổ sung dinh dưỡng (mà người dân thường gọi là truyền đạm, hoa quả).
Theo BS. Hoàng Thị Cúc - Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội, dù là truyền dịch loại nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ quyết định truyền loại dịch gì cho phù hợp.
Hơn nữa, trong quá trình truyền dịch có nguy cơ xảy ra các biến chứng, do đó cần phải thực hiện tại cơ sở y tế.
Các biến chứng có thể xảy ra khi truyền dịch bao gồm:
- Kỹ thuật: Nếu lấy ven bị chệch sẽ gây đau, phù nề do chảy dịch ra ngoài ven, vỡ tĩnh mạch làm bầm tím. Thậm chí là chỗ truyền dịch có thể bị loét nếu dịch truyền có canxi.
- Rối loạn điện giải, sốc: Khi lạm dụng dịch truyền có thể gây rối loạn điện giải, dẫn đến phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim, tăng huyết áp đột ngột (đặc biệt là bệnh nhân đang mắc bệnh huyết áp, tim mạch). Đây gọi là tình trạng sốc khi truyền dịch.
Sốc có thể xảy ra khi bắt đầu hoặc trong khi truyền, thậm chí cả ngay sau khi truyền xong. Nếu tình huống này xảy ra tại nhà, nơi không có đủ phương tiện cấp cứu thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Có nhiều nguyên nhân gây sốc, trong đó có thể do thành phần, chất lượng của dịch truyền hoặc tốc độ truyền quá nhanh…
Ngoài ra, nếu truyền dịch không đúng chỉ định, không tuân thủ các nguyên tắc vô trùng tuyệt đối có thể gây ra nhiều nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt là gây nhiễm trùng huyết - một tình huống nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh…
Các bệnh nhân mắc các bệnh lý dễ bị sốc khi truyền dịch:
- Bệnh nhân suy tim: Do tim đã bị suy, mà trong quá trình truyền dịch tim lại phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dễ dẫn đến nguy cơ ứ nước ở phổi, gây phù phổi, khiến tình trạng suy tim cấp nặng lên dẫn đến trụy tim có nguy cơ tử vong rất cao.
- Bệnh nhân suy thận: Khi bị suy thận, độ lọc thận đã bị giảm, nếu truyền dịch thì thận sẽ không chịu nổi áp lực khi lượng nước đưa vào quá nhiều, dẫn đến ứ nước tại thận, gây phù nề…
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng