Công nghệ Nano-Bioreator sử dụng trên sông Tô Lịch đang được ứng dụng tại Olympic Tokyo
Công nghệ Nano-Bioreactor đã được được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 lựa chọn để xử lý ô nhiễm nước Vịnh Tokyo chỉ số Coliform, E.coli vượt quy chuẩn cho phép để chuẩn bị cho các hoạt động môn thể thao trên Vịnh Tokyo.
- Công nghệ Nano-Bioreacter hoạt động thế nào?
- Liệu công nghệ Nano-Bioreactor có "thất bại" như Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục nói?
- Tiến sĩ người Nhật Bản gội đầu giữa sông Tô Lịch sau khi được xử lý bằng Công nghệ Nano-Bioreacter
Hiện trạng nước thải tại Vịnh Tokyo đã khiến Uỷ ban Olympic lo ngại.
Giữa những lo ngại ngày càng tăng về chất lượng nước tại Vịnh Tokyo có chỉ số Coliform, E.coli vượt quy chuẩn cho phép, bắt đầu từ tháng 8/2020, nơi sẽ diễn ra các hoạt động thể thao dưới nước của Tokyo Olympic 2020.
Ủy ban Tokyo Olympic đã lên tiếng chào mời hầu hết các Tập đoàn lớn của Nhật Bản chuyên về xây dựng Nhà máy XLNT tập trung nhưng tất cả các Tập đoàn đều trả lời rằng Công nghệ chỉ có thể xử lý trong bể kín chứ không thể áp dụng tại khu vực mà nước chảy lưu thông và mở như tại Vịnh Tokyo.
Do đó công nghệ Nano-Bioreator của JEBO đã được Ủy ban Tokyo Olympic mời xử lý Dự án này sau đợt chứng minh thực tế lắp đặt máy nano tại vịnh Tokyo vào ngày 5/10, kết quả sau xử lý cho thấy sau 24 giờ số lượng vi khuẩn có hại coliform, e.coli đã giảm về 0, đảm bảo chất lượng nước an toàn.
Công nghệ Nano-Bioreator được JEBO giới thiệu xử lý tại Vịnh Tokyo.
Cho đến hiện nay, Công nghệ Nano-Bioreactor vẫn đang được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 lựa chọn để xử lý ô nhiễm nước Vịnh Tokyo (chỉ số Coliform, E.coli vượt quy chuẩn cho phép) để chuẩn bị cho các hoạt động môn thể thao trên Vịnh Tokyo.
Dự kiến chậm nhất tháng 6/2020 sẽ phải hoàn thành dự án để kịp tháng 8/2020 sử dụng cho các môn thể thao dưới nước của Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 tại Nhật Bản.
Theo tìm hiểu được biết Công nghệ Nano đã được phát minh cách đây hơn 25 năm, tên ban đầu gọi là “công nghệ lõi” mà các Tập đoàn lớn, các Công ty hàng đầu của Nhật Bản đang sử dụng công nghệ này.
Báo cáo kết quả xử lý nước thải của JEBO tại dự án cải thiện chất lượng nước kênh Sakishima.
Nhà phát minh của Công nghệ Nano là một số thành viên của JEBO là những người đã tìm ra và phát triển công nghệ này tại các các Dự án ở Nhật Bản đã cách đây hơn 25 năm.
Khi đó, Dự án cải thiện chất lượng nước sông Onga (Tỉnh Fukuoka, Nhật Bản năm 1994) do Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và du lịch Nhật Bản (MLIT) làm Chủ đầu tư và Dự án cải thiện tình trạng “siêu phú dưỡng” của kênh Sakishima (Osaka, Nhật Bản) năm 2000 là những dự án đầu tiên áp dụng.
Công nghệ Nano-Bioreator được vận hành tại Dự án cải thiệu tình trạng "siêu phú dưỡng" của sông Onga.
Dự án cải thiện tình trạng “siêu phú dưỡng” của kênh Sakishima (tỉnh Osaka) thực hiện từ năm 2000 với mục đích xử lý lượng tảo phát sinh gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và mùi hôi. Sau 3 ngày xử lý bằng công nghệ Nano, tảo dần biến mất, hết mùi hôi thối, nước trong có thể nhìn thấy đáy và hoàn toàn là dòng kênh an toàn, có thể tắm được.
Theo nhận định của JEBO, suốt 3 thập kỉ qua, câu chuyện "hồi sinh" sông Tô Lịch và các dòng sông chết khác đã nhiều lần được nhắc đến tại Việt Nam. Tuy nhiên, suốt 3 thập kỉ qua đi, nhiều đứa trẻ sinh ra bên dòng sông ô nhiễm giờ đã lập gia đình và lại sinh ra những đứa trẻ khác cũng vẫn phải hít thở mùi hôi thối của những “dòng sông chết” này.
Hình ảnh đàn cá Koi và cá chép Việt Nam tồn tại và sinh trưởng khoẻ mạnh tại khu vực thí điểm trên sông Tô Lịch là khẳng định chắc chắn của các chuyên gia Nhật Bản tại JEBO.
Sông Tô Lịch của Việt Nam không chỉ là một dòng sông đơn thuần mà có ý nghĩa, giá trị về lịch sử, tâm linh rất lớn đối với nhân dân Hà Nội nói riêng và Đất nước, nhân dân Việt Nam nói chung.
"Chúng tôi cho rằng, việc làm sạch được dòng sông lịch sử Tô Lịch đang bốc mùi hôi thối hàng ngày ảnh hưởng lớn đến long mạch, tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến có một ý nghĩa rất lớn đối với Hà Nội và Việt Nam" JEBO khẳng định.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận