Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch: Bảo tàng ngoài trời lớn nhất Việt Nam gìn giữ bản sắc dân tộc
Với việc xây dựng gần như đầy đủ các triều đại trong lịch sử đã trị vì ở Thăng Long xưa cũng như nhà nước Việt Nam ta ngày nay, dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch được xem như là nơi gìn giữ bản sắc dân tộc lớn nhất cả nước hiện nay.
- Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch sẽ là giải pháp hiệu quả 'hồi sinh' dòng sông gắn với nghìn năm lịch sử Thủ đô
- Chuyên gia môi trường nói gì về dự án “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch”
- Tô Lịch sẽ trở thành “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh” bằng công nghệ Nhật Bản
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch JVE Group: “Để có thể thực hiện thành công Nghị quyết 09/NQ-TU về phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, đặc biệt là trọng điểm về “Du lịch văn hóa” thì phải thu hút được Du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để thu hút được du khách Quốc tế trong bối cảnh các Quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vv...họ đã có một nền công nghiệp văn hóa rất mạnh thì Việt Nam, đặc biệt Thủ đô Hà Nội cần có một “công trình văn hóa tiêu biểu, quy mô, độc đáo, đặc sắc bản sắc Nghìn năm Thăng Long-Hà Nội” thì mới có thể thu hút được đông đảo khách du lịch đến với Thủ đô, góp phần chuyển biến thực sự diện mạo Thủ đô.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch JVE Group giới thiệu những thông tin mới nhất về Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh tại Hội thảo khoa học Quốc gia.
Cụ thể, Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch khi hoàn thành sẽ là công trình mang đậm dấu ấn văn hóa, mỹ thuật - kiến trúc của mảnh đất ngàn năm văn hiến thì Thủ đô Hà Nội chắc chắn sẽ là một điểm thu hút du lịch văn hóa, lịch sử mà du khách trong và ngoài nước không thể bỏ qua. Đặc biệt, đây sẽ là công trình to lớn nhất, chính thống nhất để kỷ niệm chào đón hàng nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.
"Công trình sẽ là cụm Bảo tàng Di tích ngoài trời lớn nhất tại Việt Nam, ghi dấu ấn nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cùng toàn thể các cơ quan ban ngành, các tổ chức, cá nhân, chuyên gia, nhà khoa học, nhà sử học vv.. trong lịch sử dân tộc” ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.
Là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo vệ Thiên nhiên, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phó Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, "Dòng sông Tô lịch trước đây với bây giờ nó khác xưa nhiều quá, chính vì thế mà nhiều lúc cũng băn khoăn lo lắng có một cái mong muốn hy vọng dòng sông này làm sao phục hồi được nó trở lại như xưa để cho người Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung khi đến Hà Nội thì được hưởng cái không khí trong lành của một dòng sông. Những chỉ đạo của Bí thư thành ủy Đinh Tiến Dũng đối với UBND thành phố Hà Nội tôi rất ấn tượng và tôi rất vô cùng biết ơn và cảm ơn lãnh đạo đứng đầu Thủ đô như thế, công việc rất bộn bề Covid-19 bao nhiêu chuyện rồi vấn đề dân, vấn đề đói nghèo, vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề nạn sốt xuất huyết, ví dụ như thế, người lãnh đạo thành phố vẫn luôn luôn nhắc nhở, luôn luôn nhớ đến vấn đề môi trường. Đây không chỉ là vấn đề lý thuyết mà đây là vấn đề thực tiễn".
Dự án cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà nghiên cứu, khoa học hàng đầu trên cả nước.
Ngày 20/5 vừa qua, Văn phòng UBND Thành phố ra Thông báo số 218/TB-VP, thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn, trong đó có nội dung: “Giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở T&MT và các cơ quan liên quan Khẩn trương báo cáo UBND Thành phố về đề xuất ý tưởng “Xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh” của Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group) và đối tác Nhật Bản; đề xuất định hướng giải pháp quy hoạch cải tạo tổng thể sông Tô Lịch; báo cáo UBND Thành phố”.
Còn đánh giá của Nhà sử học Dương Trung Quốc, nguyên Đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định, việc khôi phục Sông Tô Lịch được một phần nào đó trong điều kiện cho phép đã là điều rất đáng hoan nghênh.
Theo ông Quốc, Sông Tô Lịch không chỉ là vấn đề môi trường, bởi nếu tiếp cận về mặt tâm linh, Sông Tô Lịch từ xa xưa có vị thế rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thăng Long Hà Nội xưa, nó đã từng được coi là vị Thành Hoàng.
Về nguồn vốn thực hiện Dự án, dự kiến đề xuất chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và một phần vốn đối ứng trong nước (Vốn ngân sách Trung ương), một số nguồn tài chính khác.
Về thời gian triển khai, Dự án nhận được sự ủng hộ của Lãnh đạo cao nhất của Thành phố với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thẩm định, hoàn thiện bổ sung vào Quy hoạch và đàm phán, hoàn thiện các thủ tục liên quan, tiến tới ký kết Hiệp định vay vốn ưu đãi của Nhật Bản và đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm ở phía dưới và “Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật) ở phía bên trên sông Tô Lịch vào năm 2030 là dấu mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng.
Bản giới thiệu mới nhất được JVE Group đã có những tinh chỉnh so với phiên bản trước đây.
Với kinh nghiệm của Malaysia đã sử dụng đồng thời 2 máy đào hầm TBM khoan đường hầm (dài 11,5km) từ hai đầu để giảm một nửa thời gian thi công nên đã đạt được kỳ tích là đã hoàn thành toàn bộ hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chỉ sau 4 năm thi công.
Dự án này là bước tiếp theo nối tiếp lịch sử và phát huy các thành quả của 03 Dự án đã sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Chính phủ Nhật Bản liên quan đến lưu vực Sông Tô Lịch đó là Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I, Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II và Dự án Hệ thống Xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội).
Hiện nay, Dự án xây cống bao thu gom nước thải đặt ngầm ở dọc sông Tô Lịch để thu gom nước thải về Nhà máy XLNT Yên Xá (vốn ODA Chính phủ Nhật Bản) dự kiến hoàn thành vào năm 2024.
Dự án Công viên Tô Lịch sẽ kết hợp đồng bộ, kế thừa toàn bộ thành quả, phát huy hiệu quả của 03 Dự án cũng sử dụng vốn ODA, cũng như giải pháp cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải mà UBND Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai để tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí vốn đầu tư.
Dự án với tiêu chí không tác động đến khu dân cư ở 2 bên sông, không phải giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện dự án nên tiến độ thực hiện dự án sẽ có khả năng đạt tiến độ đề ra.
Đơn vị đề xuất dự án cũng chủ trương không thu hẹp lòng sông, bảo tồn các di tích dọc sông, không bê tông hóa (cứng hóa) đáy sông. Dự án sẽ xử lý tận gốc mùi hôi thối và các nguồn gây ô nhiễm ở cả trong lòng sông bằng Công nghệ Nhật Bản nên sẽ duy trì được môi trường nước của dòng sông luôn sạch sẽ trong mát để đảm bảo sức khỏe người dân và du khách khi tới Công viên Tô Lịch.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận