Ngành điện Việt Nam và công cuộc số hoá
Đứng trước những tác động lớn của CMCN 4.0, ngành điện đã và đang hoàn thiện cấu trúc dữ liệu, hoàn thành xây dựng đảm bảo an toàn an ninh thông tin đạt 30% công cuộc chuyển đổi số của ngành.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Số hoá là trọng tâm của Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới'
- FCV 2019: Số hoá ngân hàng hướng đến mục tiêu tăng khả năng tiếp cận của người dùng
- Số hoá đặt ra thách thức lớn đối với ngành Thư viện trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Để tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, trong năm nay 2020, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - ông Trần Đình Nhân cho hay, Tập đoàn sẽ đẩy mạnh hoàn thành các đề án, dự án thành phần của Đề án Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Cụ thể, EVN sẽ tiến tới hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống phần mềm dùng chung và tích hợp thành hệ thống Quản lý thông tin; triển khai chương trình chuyển đổi số để cấu trúc lại dữ liệu; hoàn thành xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Ngoài ra, EVN cũng tiếp tục triển khai áp dụng các công nghệ và thiết bị mới, hiện đại trong quá trình quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, như: nghiên cứu xây dựng trạm biến áp số, chuyển đổi sang trạm biến áp số; ứng dụng thiết bị bay không người lái, camera giám sát vào quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, giám sát vận hành đường dây truyền tải.
Các doanh nghiệp thuộc ngành điện Việt Nam nhận giải thưởng số hoá.
Để đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển công nghệ có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, giá thành hợp lý, Ban lãnh đạo EVN cho hay, sẽ khuyến khích cá nhân, tập thể đề xuất sáng kiến, giải pháp kỹ thuật phục hồi thiết bị và đẩy mạnh các hoạt động, chương trình hợp tác quốc tế để tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Thời gian qua, thực hiện tốt nghị Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ chính trị, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN” với mục tiêu xây dựng EVN trở thành doanh nghiệp số và trở thành Tập đoàn hàng đầu trong khu vực.
Thông tin từ EVN cho hay, trong năm 2019, Tập đoàn đã thông qua 13 trên tổng số 40 đề án/dự án thành phần, một số đề án đã được triển khai ứng dụng và phát huy hiệu quả như: Số hóa công tác Quản lý kỹ thuật lưới điện phân phối của Tổng công ty Điện lực miền Trung; phát triển lưới điện thông minh của Tổng công ty Điện lực TP HCM đối với cấu phần tự động hóa lưới điện.
Việc ứng dụng công nghệ mới trong quản lý vận hành cũng được chú trọng và tăng cường nhằm nâng cao độ tin cậy vận hành và tăng năng suất lao động. Đặc biệt, EVN đã đưa vào vận hành 57 trung tâm điều khiển và thực hiện điều khiển xa cho 625 trạm biến áp 220-110kV không người trực (chiếm 75,6% tổng số trạm biến áp).
Trong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, EVN đã tiếp tục nâng cấp các hệ thống phần mềm dùng chung và triển khai thống nhất trong toàn Tập đoàn. Tỷ lệ phát hành văn bản điện tử, ký số trên môi trường điện tử tại nhiều đơn vị đạt trên 80%, góp phần rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện.
Hiện nay, EVN đang triển khai hệ thống E-cabinet, đã ”số hóa” được trên 90% các quy trình nghiệp vụ. Theo đánh giá sơ bộ quá trình chuyển đổi số của EVN đạt trên 50% và đến 2025 cơ bản hoàn thành...
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận