Người Việt lạc quan với tương lai kinh tế đất nước
Trong báo cáo mới đây của WGSN cho thấy sự bùng nổ sản xuất, sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số và sự trở lại của du lịch sẽ thúc đẩy tăng trưởng tiền lương, sự lạc quan và phục hồi ngành bán lẻ.
- Người tiêu dùng đón nhận công nghệ mới từ chăn nuôi
- Apple Store trực tuyến tại Việt Nam sẽ mang gì đến cho người tiêu dùng?
- Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hướng dẫn ứng phó với tin nhắn, cuộc gọi rác
Theo đó, công ty toàn cầu về dự báo xu hướng, vừa công bố báo cáo mới nhất có tiêu đề “Châu Á: Các thị trường cần theo dõi năm 2023”, chỉ ra 5 thị trường trọng điểm ở Châu Á Thái Bình Dương (APAC) có tiềm năng tăng trưởng cho các thương hiệu và nhà bán lẻ trong năm 2023.
Trong đó Việt Nam được coi là thị trường tăng trưởng trọng điểm của khu vực và lạc quan nhất về tương lai kinh tế của đất nước trong số các quốc gia châu Á, với khoảng 70% người trẻ thế hệ Millennials tỏ ra lạc quan về tăng trưởng tích cực.
Nổi lên như điểm đến ưa thích của các công ty đa quốc gia vì ít xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất trong thời kỳ đại dịch. Các công ty công nghệ trong nước và dòng vốn đầu tư vào công nghệ sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực. Số lượng công ty khởi nghiệp của Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu đại dịch đến giữa năm 2022, trong khi quốc gia này đã đạt được kỷ lục về gọi vốn với 2,6 tỷ đô la Mỹ trong năm 2021.
Cùng với đó là những cải tiến về cơ sở hạ tầng logistics sẽ thúc đẩy thương mại điện tử ước đạt 49 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng GDP thực dự kiến là 6,2%.
Chia sẻ về kết quả nghiên cứu này, bà Helen Sac, Giám đốc tư vấn khu vực châu Á Thái Bình Dương của WGSN cho biết: “Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng vào các nhãn hiệu và sản phẩm nội địa với 76% số người thích hàng hóa mang thương hiệu nội địa và “Made in Vietnam” hơn các thương hiệu nước ngoài. Do đó, các thương hiệu cần đầu tư vào các sáng kiến nhằm tôn vinh cộng đồng địa phương và giúp kết nối với giới trẻ Việt. Khi người tiêu dùng trẻ Việt Nam dành sự quan tâm nhiều hơn đến các nhãn hàng sáng tạo của địa phương vì khả năng phản ánh các giá trị và lối sống trực tiếp của họ, các thương hiệu nên tìm hiểu các chiến lược dựa trên nội dung do người dùng tự tạo và đầu tư nhiều hơn vào thương mại qua hội thoại để thúc đẩy kết nối.”
Được biết, thế hệ Millennials-Z chiếm gần một nửa dân số Việt Nam, cũng sẽ là nhóm người tiêu dùng tiếp tục lối sống ưu tiên kỹ thuật số với mong muốn có được trải nghiệm đa kênh ngày càng linh hoạt và thuận tiện cũng như thanh toán số dễ dàng. Trong đó đáng chú ý, chi tiêu hộ gia đình năm nay được dự báo sẽ tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, người tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng cường tiết kiệm trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái. Tuy nhiên,Dự báo hàng năm của WGSN về Người mua sắm tại Châu Á, năm 2023, mô hình chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng Việt Nam sẽ bao gồm hai yếu tố đặc trưng, đó là theo đuổi sự hài lòng ngay tức thì, và nỗ lực tăng cường tiết kiệm.
Năm 2023 khu vực APAC được dự báo là sẽ bước vào giai đoạn hậu đại dịch, lạm phát gia tăng và lãi suất cao sẽ tiếp tục mang đến những lo ngại về chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, đam mê và trải nghiệm cá nhân mới lạ sẽ là yếu tố quyết định chi tiêu của người tiêu dùng, giúp họ tìm thấy niềm vui và giá trị trong cuộc sống hàng ngày.
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận