Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hướng dẫn ứng phó với tin nhắn, cuộc gọi rác
Để bảo vệ quyền lợi và tránh bị làm phiền bởi các tin nhắn, cuộc gọi rác đang ngập tràn như hiện nay thì Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người dân có quyền từ chối hoặc phản ánh các vấn đề này đến nhà mạng mình đang sử dụng.
- Người tiêu dùng cần tạo thói quen kiểm tra tiền giả
- Cục bảo vệ người tiêu dùng lên tiếng về việc xe Subaru "bị tố" dính lỗi kỹ thuật
- Mức phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ phù hợp với người tiêu dùng
Nhằm hạn chế và giải quyết tình trạng cuộc gọi quấy rối người tiêu dùng (cuộc gọi rác) gây ra nhiều cản trở, ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt thường ngày của người dân, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã phối hợp, triển khai với nhiều đơn vị liên quan xác minh, giải quyết các phản ánh, yêu cầu của người tiêu dùng góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ viễn thông.
Dù nghị định 91 của Chính phủ đã có hiệu lực pháp luật nhưng người tiêu dùng vẫn thường xuyên bị làm phiền bởi các tin nhắn, cuộc gọi rác.
Theo tổng hợp số liệu từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong 9 tháng năm 2020, Cục đã tiếp nhận và xử lý hơn 220 phản ánh, yêu cầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực điện thoại, viễn thông, kết nối mạng di động và liên kết internet.
Nội dung phản ánh của người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào việc bị quấy rối, làm phiền bởi các tin nhắn và cuộc gọi rác; quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ trái ý muốn của người tiêu dùng; gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người tiêu dùng.
Để tránh bị quấy rối, làm phiền bởi các tin nhẳn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, đồng thời, tham gia vào việc phòng chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý người tiêu dùng đang sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, thư điện tử có quyền phản ánh, cung cấp các bằng chứng; chuyển tiếp thông tin về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác về hệ thống tiếp nhận tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác theo số điện thoại các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cung cấp.
Cùng với đó, người tiêu dùng được quyền nhận hoặc từ chối nhận quảng cáo. Do vậy, khi nhận được các tin nhắn quảng cáo không mong muốn, người tiêu dùng có thể thể hiện quyền từ chối bằng cách soạn tin theo cú pháp đã được hướng dẫn trong tin nhắn quảng cáo ban đầu.
Ngoài ra, người tiêu dùng có nghĩa vụ phối hợp với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, thư điện tử, người quảng cáo và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Trong trường hợp nhận được các tin nhắn quảng cáo mà không đề cập nội dung hướng dẫn cách từ chối, người tiêu dùng có thể liên hệ tới các doanh nghiệp viễn thông để được phản ánh theo các tổng đài: Vinaphone (1800.1091), Viettel (198 hoặc 1800.8198), MobiFone (1800.1090) hoặc liên hệ tới tổ tư vấn, giải quyết yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng theo địa chỉ tầng 5, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; hotline tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838; email: khieunai@bvntd.gov.vn; website: vcca.gov.vn
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hành vi “quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng” bị cấm.
Ngoài ra, từ ngày 1/10, hành vi “gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo” có thể bị xử phạt hành chính từ 80 - 100 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/8.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận