'Khủng hoảng' chip bán dẫn khiến các nhà sản xuât ô tô Nhật Bản giảm mục tiêu tăng trưởng
Trước thực trạng chip bán dẫn vẫn chưa thể tìm được lối ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường khiến các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản bị buộc phải điểu chỉnh các chỉ tiêu tăng trưởng nhằm thích ứng với tình trạng này.
- 'Khủng hoảng' chip bán dẫn toàn cầu đã 'thổi bay' 110 tỉ USD của ngành công nghiệp ô tô
- Chip bán dẫn "nhỏ bé" sẽ đẩy kinh tế thế giới về đâu?
- Big data - Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng quốc gia số trong "khủng hoảng" chip bán dẫn của Nhật Bản
Ngày 4/8, nhà sản xuất ô tô Toyota Motor Corp đã thông báo lợi nhuận quý cao kỷ lục, còn nhà sản xuất Honda Motor Co nâng ước tính lợi nhuận năm trong bối cảnh doanh số bán, vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đã phục hồi. Tuy nhiên, hai nhà sản xuất ô tô này vẫn chưa thấy dấu hiệu tình trạng thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu dừng lại.
Hai nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản, cùng với một loạt nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới, trong đó có BMW và Stellantis, cảnh báo rằng tình trạng thiếu chip có khả năng vẫn tiếp diễn, trong khi nhu cầu ô tô hậu đại dịch bùng nổ tại các thị trường như Mỹ.
Honda đạt lợi nhuận hoạt động trong quý đầu tiên cao gấp đôi dự báo của các nhà phân tích, đồng thời đã nâng dự báo lợi nhuận hoạt động cho cả tài khóa hiện nay lên 780 tỉ yen (7,1 tỉ USD) nhờ doanh số bán hàng tăng mạnh.
Con chip nhỏ bé đang làm khuynh đảo cả nền công nghiệp mạnh của Nhật Bản.
Tuy nhiên, nhà sản xuất ô tô số hai Nhật Bản đã hạ dự báo doanh số bán ô tô cả tài khóa xuống 4,85 triệu xe so với mức 5 triệu trước đó do thiếu chip. Hãng này đã bán được 4,55 triệu xe trong tài khóa 2020.
Theo ý kiến của các nhà phân tích tham gia khảo sát của công ty phân tích thị trường Refinitiv, Toyota, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về doanh số bán xe đã không đưa ra dự báo mới nào kể từ dự báo hồi tháng 5/2021, với lợi nhuận hoạt động đạt 2.500 tỉ yen (22,93 tỉ USD), sau đó là dự báo lợi nhuận trung bình ở mức 2.880 tỉ yen.
Lợi nhuận hoạt động của Toyota đã tăng lên 997,49 tỉ yen (9,15 tỉ USD) trong ba tháng kết thúc ngày 30/6 so với quý đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch năm 2020 và cao hơn ước tính trung bình của các nhà phân tích là 752 tỉ yen. Lợi nhuận trong quý mới nhất được thúc đẩy nhờ những diễn biến tích cực trên thị trường ngoại hối.
Toyota vẫn giữ nguyên dự báo doanh số bán xe ở mức 8,7 triệu xe trong năm tài chính hiện tại, tăng so với 7,65 triệu chiếc của năm ngoái. Doanh số bán hàng trong quý đầu tiên đã phục hồi lên gần mức của năm 2019 và tỉ lệ xe điện tăng ổn định.
Cả hai nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đều cảnh báo rằng tình trạng thiếu chip toàn cầu và số ca mắc COVID-19 gia tăng đang tác động lên triển vọng kinh doanh của mình, tuy vậy Honda cho biết hãng này tăng dự báo nhờ nỗ lực cắt giảm chi phí.
Toyota cho biết hãng này cũng đang hưởng lợi từ chương trình cải thiện chi phí. Trong một thông báo, Toyota cho hay hãng này vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động này trong tương lai, nhưng tình hình vẫn chưa thể đoán trước được do số ca mắc COVID-19 gia tăng tại các nước mới nổi, thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn và giá nguyên liệu tăng cao.
Công ty tư vấn AlixPartners hồi tháng 5/2021 cho biết tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô mất 110 tỉ USD doanh thu trong năm nay.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận