Những quy tắc đạo đức trong ứng dụng AI đầu tiên trên thế giới
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo, Công ty công nghệ và kỹ thuật Bosch cho biết đã thiết lập những quy tắc đạo đức cụ thể trong việc ứng dụng thành quả công nghệ này vào cá sản phẩm của mình.
- Phục dựng bản giao hưởng dang dở của Beethoven bằng trí tuệ nhân tạo
- Trí tuệ nhân tạo chuẩn đoán ung thư chính xác hơn bác sĩ
- 26 nhà lập pháp bị trí tuệ nhân tạo đánh dấu là tội phạm
Công ty công nghệ và kỹ thuật Bosch của Đức đã thiết lập những "giới hạn đỏ" về đạo đức trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và ban hành các hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc ứng dụng AI trong các sản phẩm của mình.
Phát biểu tại hội thảo thường niên về Internet kết nối vạn vật (IoT) mang tên Bosch ConnectedWord (BCW), Giám đốc điều hành (CEO) Volkmar Denner cho biết: "AI cần phải phục vụ con người. Mục đích của chúng tôi là mọi người tin cậy các sản phẩm dựa trên AI của chúng tôi".
Bộ quy tắc đạo đức về sử dụng AI của Bosch dựa trên nguyên tắc "con người sẽ nắm quyền tối cao về mọi quyết định dựa trên AI". Nói cách khác, AI cần phải an toàn, thiết thực và dễ hiểu, trong khi con người vẫn kiểm soát được.
Các sản phẩm của Bosch sử dụng AI "không được phép vi phạm các điều khoản trong Tuyên bố Toàn cầu về nhân quyền" và phải phù hợp với luật pháp của các nước có sản xuất các sản phẩm AI.
Với việc lập ra hướng dẫn về sử dụng AI, Bosch cũng hy vọng đóng góp vào cuộc thảo luận công khai về AI. Ông Denner cho biết: "AI sẽ thay đổi mọi mặt của cuộc sống chúng ta. Xây dựng lòng tin vào các hệ thống trí tuệ sẽ cần nhiều hơn những hiểu biết kỹ thuật".
Theo một thăm dò mới đây của Ipsos, người tiêu dùng Đức hy vọng việc sử dụng AI sẽ minh bạch và an toàn hơn. 85% số người Đức được hỏi muốn các sản phẩm AI và ứng dụng của nó được gắn mác rõ ràng và 78% tin rằng chính phủ sẽ thông qua luật về AI.
Đối với Bosch, AI đã trở thành một "công nghệ có tầm quan trọng sống còn", một "động cơ cho sự tiến bộ và tăng trưởng toàn cầu". Công ty đặt mục tiêu vào năm 2025, mọi sản phẩm của mình hoặc chứa AI, hoặc được phát triển hoặc chế tạo với sự hỗ trợ của các ứng dụng AI.
Theo Bosch, AI sẽ thúc đẩy 26% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại Trung Quốc, 14% tại Bắc Mỹ và khoảng 10% tại châu Âu. Với khả năng phân tích "lượng lớn dữ liệu", AI sẽ giúp vượt qua nhiều thách thức như sự cần thiết của hành động khí hậu và tối ưu hóa giao thông vận tải, y tế và nông nghiệp.
Để giải quyết các vấn đề này, Bosch tham gia Nhóm chuyên gia cấp cao về AI, một cơ cấu được Ủy ban châu Âu (EC) chỉ định năm 2018 để tham vấn các vấn đề đạo đức, pháp lý và xã hội liên quan đến AI.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận