Biến đổi khí hậu đang làm ‘biến dạng’ hình ảnh của một số loài vật
Biến đổi khí hậu không chỉ gây ảnh hưởng đến xã hội loài người mà còn khiến các loài động vật cũng bị buộc phải thay đổi để thích nghi. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Trends in Ecology and Evolution, một số loài động vật "máu nóng" đang thay đổi hình dạng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tốt hơn khi hành tinh tiếp tục ấm lên.
- Công nghệ nào phù hợp với Việt Nam trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu
- Khủng hoảng khí hậu: Cuộc đua chúng ta đã chậm nhưng còn cơ hội chiến thắng
- Vệ tinh lần đầu phát hiện thấy khí metan, mở ra cơ hội chống biến đổi khí hậu một cách chủ động hơn
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, động vật máu nóng đang thay đổi kích thước để thích nghi với khí hậu nóng hơn. Điều này bao gồm việc tạo ra mỏ, chân và tai lớn hơn để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng tốt hơn.
Khi động vật quá nóng, chim sử dụng mỏ và động vật có vú sử dụng tai để phân tán hơi ấm. Một số sinh vật ở vùng khí hậu ấm hơn đã tiến hóa để có mỏ hoặc tai lớn hơn để thoát nhiệt một cách dễ dàng hơn. Những khác biệt này ngày càng rõ rệt khi khí hậu ấm lên.
Nếu động vật không kiểm soát được nhiệt độ cơ thể, chúng có thể quá nóng và chết. Lông của động vật chính là lớp cách nhiệt, là nơi trao đổi nhiệt đáng kể, cũng như tai, đuôi và chân ở động vật có vú nếu không có lông che phủ thì động vật sẽ không thể chống chọi được với sự khắc nghiệt môi trường.
Tác giả của nghiên cứu, Sara Ryding của trường đại học Deakin (Úc), một nhà nghiên cứu về chim, cho biết: “Biến đổi hình dạng không có nghĩa là động vật đang thích ứng với biến đổi khí hậu tốt hơn và ổn định, điều đó chỉ có nghĩa là chúng đang tiến hóa thích nghi để tồn tại, nhưng chúng tôi không chắc những hậu quả sinh thái khác của những thay đổi này là gì, hoặc thực sự là tất cả các loài đều có khả năng thay đổi để tồn tại.
Mặc dù các nhà khoa học nói rằng rất khó xác định chính xác sự biến đổi khí hậu là nguyên nhân duy nhất của sự thay đổi hình dạng của một số loài, nhưng đó là điểm chung của các trường hợp được nghiên cứu giữa các khu vực địa lý khác nhau trên toàn thế giới và trên nhiều loài khác nhau.
Các ví dụ bao gồm một số loài vẹt Úc đã cho thấy sự gia tăng kích thước từ 4-10% theo ghi chép từ năm 1871, đây là những dữ liệu thực tế được ghi lại qua sự nóng lên hàng năm vào mùa hè mỗi năm.
Động vật có vú cũng đã thấy những thay đổi, với các báo cáo về sự gia tăng chiều dài đuôi ở chuột gỗ, cùng với các báo cáo về chân và đuôi lớn hơn ở chuột chù.
Ryding cho biết: “Sự gia tăng kích thước của các phần phụ khác trên cơ thể mà chúng tôi nhận thấy cho đến nay là khá nhỏ, dưới 10% vì vậy những thay đổi đó khó có thể nhận ra ngay lập tức’’.
Các nhà nghiên cứu cũng đã báo cáo sự gia tăng chiều dài đuôi ở chuột gỗ, và kích thước đuôi và chân tăng ở chuột chù, những con dơi ở vùng khí hậu ấm áp đã được chứng minh là có kích thước cánh tăng lên.
“Sự gia tăng kích thước phần phụ mà chúng tôi thấy cho đến nay là khá nhỏ dưới 10% vì vậy những thay đổi này khó có thể nhận thấy ngay lập tức,” cô nói. “Tuy nhiên, những phần phụ nổi bật như tai được dự đoán sẽ tăng lên.
Đồng thời Ryding dự định sẽ trực tiếp nghiên cứu sự biến đổi hình dạng ở các loài chim Úc bằng cách quét 3D các mẫu vật chim của bảo tàng trong 100 năm qua để xem loài chim nào đang thay đổi kích thước phần phụ do biến đổi khí hậu.
Vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề bức thiết trên toàn cầu đã được thảo luận trên các phương tiện truyền thông chính thống, mọi người đặt câu hỏi 'liệu con người có thể vượt qua điều này không…?, Hoặc 'công nghệ nào có thể giải quyết điều này…?'. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng động vật cũng phải thích nghi với những thay đổi này, nhưng điều này đã xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với những gì đã xảy ra trong cả quá trình tiến hóa của các loài nói chung.
Ryding nói, "Sự thay đổi khí hậu mà phần lớn do con người tạo ra đang gây ra rất nhiều áp lực lên các loài vật, trong đó sẽ có một số loài thích nghi, những có một số loài có thể không thích nghi được với sự biến đổi khí hậu này."
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận