Công nghệ nào phù hợp với Việt Nam trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu
Trước thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh từ hiện tượng thời tiết ENSO khiến cho nguồn nước tưới cho các khu vực sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang đặt ra bài toán cấp thiết trong ứng dụng công nghệ để đảm bảo nước tưới cho các vùng sản xuất nông nghiệp khi bị hạn hán, ngập mặn.
- Công nghệ bảo vệ động vật hoang dã như thế nào?
- Cần có hành lang để sáng tạo khoa học công nghệ phát triển
- Công nghệ Nano Bioreactor biến nước sông Tô Lịch thành nước có thể tắm
Sáng 16/8, tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), Tổng cục Thủy lợi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo "Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sử dụng hiệu quả nguồn nước, đẩy mạnh tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng khu vực Nam Trung bộ" với sự tham gia của đại diện ngành Nông nghiệp 8 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
Khu vực Nam Trung bộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 1,2 triệu ha, trong đó diện tích cây trồng cạn chiếm 75%. Với đặc thù nguồn nước tưới chủ yếu là nước mưa và nước mặt, khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước, hạn hán, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Từ tháng 7/2019 đến nay, đã có 16 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi hạn hán và hơn 50 nghìn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.
Ông Đỗ Văn Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, Nam Trung bộ là vùng đất có tiềm năng và lợi thế phát triển đa dạng cây trồng, bao gồm các cây chủ lực có giá trị xuất khẩu như sắn, mía, điều, thanh long… Đây là vùng được quy hoạch một số khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Tuy nhiên, vùng đất này cũng là vùng khô hạn nhất nước. Đảm bảo nguồn nước, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sử dụng hiệu quả nguồn nước, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng khu vực này đang là những việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực trạng áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn. Các đại biểu cho rằng, hiện nay tưới truyền thống vẫn là biện pháp phổ biến trong vùng. Mặc dù vùng Nam Trung bộ có nhu cầu lớn nhất về áp dụng tưới tiết kiệm nước, nhưng thực tế cho thấy chỉ có khoảng 18 nghìn ha áp dụng các công nghệ tưới. Các đại biểu cho rằng giá thành công nghệ, thiết bị cao so với thu nhập của người dân, trong khi thị trường tiêu thụ nông sản còn bất ổn, nhận thức ở một số địa phương, người dân còn chờ đợi sự hỗ trợ… là những nguyên nhân khiến việc áp dụng tưới tiết kiệm còn hạn chế.
Theo nhận định của Tổng cục Thủy lợi, hiện tượng ENSO (sự phối hợp hoạt động giữa hai hiện tượng xảy ra ở đại dương (El-Nino, La-Nina) và ở khí quyển (dao động Nam bán cầu - Southern Oscillation, viết tắt là SO) duy trì trạng thái El Nino từ tháng 11/2018 đến nay đã gây ra thời tiết cực đoan, xuất hiện tình trạng thiếu hụt mưa và nắng nóng kéo dài, làm nguồn nước bị suy giảm nhanh. Đặc biệt, từ vụ Hè Thu đến nay, lượng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khá lớn. Các hồ chứa thủy lợi hiện trung bình đạt từ 25-55% dung tích thiết kế. Từ tháng 8/2019 lượng mưa ở một số tỉnh trong khu vực có thể thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Trường hợp nắng nóng kéo dài, dự báo sẽ có 50 nghìn ha bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước.
Để giải quyết bài toán thiếu nước tưới, chủ động ứng phó với hạn hán, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp như đẩy mạnh nhân rộng các mô hình, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên cơ sở thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước của từng địa phương theo khung quy định; ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý, vận hành công trình thủy lợi; dự báo và xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước; quy hoạch, chuyển đổi sản xuất, cơ cấu cây trồng, mùa vụ....
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận