Khủng hoảng khí hậu: Cuộc đua chúng ta đã chậm nhưng còn cơ hội chiến thắng
Biến đổi khí hậu là cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở thời đại của chúng ta và nó đang biến động với tốc độ nhanh hơn chúng ta cảm nhận. Tổng thư ký LHQ António Guterres đã chỉ ra "tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu là một cuộc đua mà chúng ta đang thua, nhưng đó là cuộc đua mà chúng ta có thể chiến thắng".
- Công nghệ nào phù hợp với Việt Nam trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu
- Tỉ phú Jeff Bezos góp 10 tỉ USD chống biến đổi khí hậu
- Vệ tinh lần đầu phát hiện thấy khí metan, mở ra cơ hội chống biến đổi khí hậu một cách chủ động hơn
Không một nơi nào trên thế giới có thể tránh khỏi những hậu quả tàn khốc của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng đang dẫn đến suy thoái môi trường, thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, đe dọa an ninh lương thực, nguồn nước cạn kiệt, suy thoái kinh tế, xung đột và khủng bố…
Mực nước biển đang tăng lên, Bắc Cực đang tan chảy, các rạn san hô đang chết dần, các đại dương đang bị axit hóa và các khu rừng đang cháy. Rõ ràng cuộc sống như bình thường giờ đã không còn ổn định, khi chi phí rất lớn để khắc phục biến đổi khí hậu, chính vì vậy bây giờ chính là lúc để chúng ta cùng nhau hành động.
Không một nơi nào trên thế giới có thể tránh khỏi những hậu quả tàn khốc của biến đổi khí hậu nên việc giữ gìn hành tinh xanh không là trách nhiệm của riêng ai. Ảnh minh họa
Hàng tỷ tấn CO2 được thải vào khí quyển mỗi năm do kết quả của quá trình sản xuất than, dầu và khí đốt. Hoạt động của con người đang tạo ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở mức cao kỷ lục và không có dấu hiệu chậm lại. Theo bản tóm tắt mười năm của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - UNEP, lượng khí thải phát ra môi trường vẫn tăng đều trong các năm.
Bốn năm qua là bốn năm nóng nhất được ghi nhận. Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vào tháng 9 năm 2019, nhiệt độ của chúng ta cao hơn mức trước công nghiệp ít nhất một độ C và hiện đang gần với mức mà các nhà khoa học cảnh báo sẽ là “một rủi ro không thể tránh được”.
Thỏa thuận Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu kêu gọi thế giới cam kết duy trì sự ấm lên cuối cùng ở mức "dưới" hai độ C và theo đuổi các nỗ lực để hạn chế sự gia tăng hơn nữa, ở mức 1,5 độ.
Nhưng nếu chúng ta không làm chậm lượng khí thải toàn cầu, nhiệt độ có thể tăng lên trên 3 độ C vào năm 2100 , đây sẽ là một thảm họa gây ra những thiệt hại không thể phục hồi cho hệ sinh thái của chúng ta.
Các sông băng và các tảng băng ở các vùng cực đang tan chảy nhanh hơn bao giờ hết, khiến mực nước biển dâng cao. Gần 2/3 các thành phố trên thế giới với dân số trên 5 triệu người nằm trong các khu vực có nguy cơ nước biển dâng và gần 40% dân số thế giới sống cách bờ biển 100 km.
Nếu không có hành động nào được thực hiện, toàn bộ các quận của New York, Thượng Hải, Abu Dhabi, Osaka, Rio de Janeiro và nhiều thành phố khác có thể chìm dưới nước trong cuộc sống này của chúng ta điều đó sẽ khiến hàng triệu người phải di tản.
Các nghiên cứu mới nhất đã kết luận rằng mức độ biến đổi khí hậu mà chúng ta đang trải qua nói chung sẽ phụ thuộc vào tốc độ các quốc gia giảm phát thải các khí nhà kính nguy hiểm , hãy nhớ rằng, ngay cả khi mọi quốc gia đã ngừng phát thải ngày hôm nay, thì sự biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, chúng ta cắt giảm lượng khí thải càng sớm thì những thay đổi về sự biến đổi khó hậu càng nhỏ.
Trong khi khoa học cho chúng ta biết rằng biến đổi khí hậu là điều không thể tránh được, nhưng các nhà khoa học cũng chứng minh rằng không quá muộn để ngăn chặn điều đó.
Điều này sẽ đòi hỏi những thay đổi cơ bản mọi khía cạnh, mọi ngành nghề của xã hội và quan trọng là ý thức trách nhiệm bào vệ của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận