Nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 là gì?
Nhóm các nhà khoa học Anh và Trung Quốc đã dành khoảng 2 năm rưỡi để ghi nhận thực tế tình trạng buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã tại Vũ Hán. Nhóm nghiên cứu khẳng định họ không tìm thấy bằng chứng về việc bán dơi hay tê tê tại Vũ Hán. Đây vốn là 2 loài bị nghi là vật trung gian lây virus corona chủng mới cho người và gây ra dịch bệnh COVID-19.
- Nguồn gốc của biểu tượng chú chó trên tiền ảo Dogecoin?
- Bí ẩn về nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của ngày lễ Halloween mà không phải ai cũng biết
- JAVA - Nguồn gốc của những "lằng nhằng" pháp lý 10 năm không có hồi kết
Giết mổ động vật còn sống tại một khu chợ của Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình SCMP
Từ tháng 5/2017 đến tháng 11/2019, nhóm đã ghé 17 quầy tại 4 khu chợ của Vũ Hán và ghi nhận có 38 loài động vật hoang dã được buôn bán. Có 7 quầy nằm tại chợ Hoa Nam, nơi được xem là "địa điểm số 0" của dịch COVID-19 ở Trung Quốc với các ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 12-2019.
Trong vòng 2 năm rưỡi quan sát, nhóm ước tính khoảng 47.000 động vật hoang dã được bán ở Vũ Hán. Trung bình khoảng 1.100 cá thể động vật hoang dã được chuyển đến các khu chợ mỗi tháng, điều mà nhóm nghiên cứu mô tả là "điều kiện chín muồi cho dịch bệnh lây lan".
Các loài động vật được bán gồm cầy, chồn, lửng chó - vốn được biết là những loài dễ bị nhiễm virus corona trong tự nhiên, theo SCMP. Sóc, lửng, cáo, nhím và các loài chim, bò sát khác cũng được tìm thấy ở các khu chợ Vũ Hán.
"Hầu hết các quầy này bán động vật còn sống, bị nhốt và chất đống trong chuồng", nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Oxford (Anh) và Đại học Sư phạm Tây Trung Quốc viết trong báo cáo.
Chợ Hoa Nam bị phong tỏa hồi tháng 1/2020. Ảnh: AFP
Liên tục bị từ chối công bố
Theo đánh giá của SCMP, những gì được viết trong báo cáo vượt xa các thông tin do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra hồi tháng 3 vừa rồi sau chuyến đi thực địa Trung Quốc.
Tháng 10/2020, nhóm quyết định gửi cho tạp chí Scientific Reports nhưng đến nay vẫn chưa được công bố. "Chúng tôi hy vọng các dữ liệu này có thể hữu ích trong việc truy nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây COVID-19", ông Zhou chia sẻ với SCMP.
Bác sĩ David Hayman, một thành viên của nhóm chuyên gia WHO đã tới Trung Quốc, thừa nhận đoàn của ông không thể xác minh việc động vật hoang dã còn sống được bán ở Vũ Hán. Chuyến đi diễn ra vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2021, tức hơn 1 năm sau khi Vũ Hán bùng dịch.
Báo cáo của nhóm WHO, dựa trên thông tin từ nhà chức trách Trung Quốc, cho biết rằng chỉ có rắn, cá sấu và kỳ nhông - những loài ít có khả năng bị nhiễm virus corona - được bán trực tiếp ở Vũ Hán vào cuối tháng 12/2019.
"Điều quan trọng là đã biết được việc động vật có vú, còn sống và nhạy cảm với virus corona giống chủng gây SARS được bán tại Vũ Hán ngay trước khi COVID-19 xuất hiện", ông Daniel Lucey - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Georgetown (Mỹ) - nhận định với SCMP.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định virus corona được phát hiện trên bao bì thực phẩm đông lạnh nhập khẩu và đặt ra giả thuyết nguồn gốc COVID-19 nằm ở nước ngoài.
Mỹ và một số nước đã chỉ trích Bắc Kinh bưng bít thông tin, không cung cấp đầy đủ dữ liệu thô cho nhóm chuyên gia WHO. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho cộng đồng tình báo nước này điều tra về nguồn gốc COVID-19 và không loại trừ giả thuyết mầm bệnh bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và cáo buộc Mỹ có động cơ chính trị sau vụ việc.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận