Thăm chùa cổ Đại Tuệ linh thiêng nơi xứ Nghệ
Chùa cổ Đại Tuệ thờ Phật Bà Đại Tuệ tức là đại diện cho trí tuệ của Đức Phật (Tuệ Giác, Tuệ Kiến, Tuệ Lực, Tuệ Tâm, Tuệ Mục, Tuệ Nhãn). Đây là nơi duy nhất trên đất nước ta có ngôi chùa thờ Phật bà Đại Tuệ.
- Khám phá hòn ngọc bí ẩn của Việt Nam khi đến vớI Ninh Thuận
- Chùa Som Rong (Sóc Trăng) mang đậm văn hóa của người Khmer
- Khám phá hồ Na Hang - Nét đẹp thiên nhiên quyến rũ nơi đất trời Tuyên Quang
Tọa lạc trên khu vực cao nhất của dãy núi Đại Huệ, cách mặt nước biển 500m, chùa Đại Tuệ hiện lên như một bức tranh nhà Phật ở chốn bồng lai tiên cảnh. Không chỉ là nơi tâm linh của các Phật tử, nơi đây còn gắn liền với văn hóa lịch sử lâu đời của miền đất Bắc Trung Bộ.
Toàn cảnh Chùa Đại Tuệ.
Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã công nhận bốn kỷ lúc với Chùa Đại Tuệ sau khi khuôn viên được sửa sang, xây dựng: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng hồng ngọc nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam. Đây vừa là niềm tự hào của Chùa Đại Tuệ, tỉnh Nghệ An và cả Việt Nam.
Rất nhiều bức tượng hồng ngọc trong chùa.
Người dân trong vùng tương truyền rằng, ngôi chùa xuất hiện từ khoảng năm 627 sau Công nguyên. Đến thế kỷ XV, để tỏ lòng thành kính và biết ơn với vị thần phù độ cho nhà Hồ xây dựng thành lũy chống giặc Minh, vua Hồ Quý Ly cho tôn tạo ngôi chùa để thờ Phật bà Đại Tuệ, Phật Mẫu Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, từ đó ngôi chùa được mang tên Chùa Đại Tuệ.
Tượng được chế tác từ gỗ dâu nguyên khối.
Sử sách ghi lại rằng, một đêm nọ, Phật Bà xuất hiện trong giấc mơ của nhà vua và chỉ dẫn cho ngài cách xây thành Đại Huệ chống giặc Minh. Sau hôm đó, vua Quang Trung tức tốc ra lệnh cho quân sĩ tiến về Thăng Long.
Mùa Xuân Kỷ Dậu năm 1789, trên đường hành quân ra Bắc, nhà vua và binh sĩ chọn đỉnh núi Đại Huệ làm nơi nghỉ chân, đồng thời dâng lễ vật lên Phật gia tại chùa Đại Tuệ cầu cho kế hoạch thành công.
Chiếc ghế đá nơi Vua Quang Trung ngồi huấn luyện binh sĩ.
Sau đó, chính nhà sư trụ trì chùa Đại Tuệ đã chỉ cho vua Quang Trung lối đi tắt tới kinh thành, đại chiến quân Thanh để toàn nước thống nhất. Chiến thắng vang dội, nhà vua đã ban chiếu chỉ cắt 20 mẫu đất dâng chùa để các sư thầy và dân chúng trong vùng chăm lo hương khói.
Trước chùa khoảng bốn trăm mét có hai trụ đá lớn dựng đứng như cổng chùa thiên tạo. Trên đỉnh núi, cạnh chùa Đại Tuệ có ao sen nở sớm và tàn rất muộn, có giếng ngọc nước trong xanh quanh năm.
Sau lưng chùa là đỉnh động Thăng Thiên có bàn cờ Tiên bằng đá. Cách chùa một trăm mét về phía Tây có tảng đá lớn khoảng năm khối, dùng đá gõ vào phát âm thanh như tiếng mõ (nhân dân gọi là Đá Mõ).
Cho tới nay, đây là ngồi chùa duy nhất thờ Phật Bà tại Việt Nam. Bên cạnh mục đích hành hương, tín ngưỡng, chùa Đại Tuệ còn tạo cho du khách tới nơi đây một ảm giác rất thơ mông, tâm hồn thanh tịnh trong không gian tĩnh lặng, linh thiêng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận