Chiếu sáng đô thị tại Việt Nam - Một phần của sự phát triển thành phố thông minh
Nhằm giúp các cơ quan chức năng có góc nhìn tổng thể về sử dụng năng lượng hiệu quả trong thành phố thông minh để xây dựng phương án đầu tư cụ thể phù hợp với từng địa bàn, từng địa phương đối với chiếu sán đô thị.
- "Xây dựng thành phố thông minh phải gắn liền với chính quyền điện tử"
- Horizon - Nền tảng kết nối hoàn hảo cho thành phố thông minh
- AI với giao thông thông minh - Nơi ứng dụng các nghiên cứu của các nhà khoa học
Hội thảo nhằm hỗ trợ Cục HTKT hoàn thiện và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đưa ra các hướng dẫn giúp chính quyền địa phương cải tạo và xây dựng mới các dự án chiếu sáng đô thị bằng công nghệ thông minh và tiết kiệm năng lượng, đồng thời đề xuất phương thức đầu tư phù hợp với các tỉnh, thành phố cụ thể tại Việt Nam.
Chương trình hội thảo đã trình bày tổng quan về các chính sách hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả, thành phố thông minh và tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị, các ghi nhận về đánh giá kỹ thuật, kinh tế và tài chính tập trung vào việc cải thiện hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị và công trình công cộng, các phương thức đầu tư để thực hiện dự án, và các thực tiễn quốc tế tốt nhất.
Toàn cảnh hội thảo.
Nghiên cứu dự án đang đề xuất các cơ hội đầu tư dự kiến khoảng 160 triệu đô la Mỹ cho các dự án cải tạo và xây dựng mới trong các lĩnh vực chiếu sáng đô thị và toà nhà công cộng ở 6 tỉnh thành, góp phần cải thiện an toàn và cảnh quan đô thị, tạo việc làm và nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời làm giảm phát thải 1,32 triệu tấn CO2 và tiết kiệm 245 triệu USD chi phí trong 10 năm tới.
“Dự án này đang hỗ trợ Cục HTKT rà soát và sửa đổi định hướng phát triển, các quy định pháp luật, chính sách thúc đẩy và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh, hệ thống chiếu sáng đô thị thông minh và hiệu quả tại Việt Nam”, bà Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật cho biết.
Các chuyên gia tư vấn của ADB (PwC Ấn Độ, PwC Việt Nam và ENERTEAM) đã đưa ra những kết luận sâu sắc từ một số đánh giá được thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố đối với hai lĩnh vực trọng tâm và đưa ra các khuyến nghị đẻ cải thiện các tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật hiện có cũng như bổ sung thực tiễn cải tạo.
Nghiên cứu chuyên sâu về các phương thức đầu tư và thực tiễn quốc tế tốt nhất ở các dự án quốc tế tương tự đã được trình bày để giới thiệu các phương pháp chuyển đổi năng lượng toàn cầu mới nhất phù hợp với Việt Nam.
Bà Hyunjung Lee, chuyên gia kinh tế năng lượng cao cấp của ADB cho biết: “Tài chính khí hậu là một phần quan trọng trong nỗ lực của ADB nhằm hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển, trong đó có Việt Nam. ADB sẵn sàng hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, các mục tiêu và hoạt động chính của dự án SEECP có thể đóng vai trò là mô hình cho những dự án năng lượng và khí hậu tiếp theo nhằm góp phần vào mục tiêu không phát thải carbon của Việt Nam vào năm 2050".
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận