Hệ thống điện mặt trời mái nhà phải được duyệt về thiết kế PCCC
Theo đó, các hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà của công trình thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC như khu chế xuất, khu công nghiệp, học viện, trường đại học, bảo tàng, cảng hàng không... (phụ lục 4, nghị định số 79/2014) phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
- EVN cơ bản giải tỏa hết 113 dự án điện mặt trời
- AFD tài trợ 24,2 triệu EUR cho Dự án Điện mặt trời Sê San 4
Một dự án điện mặt trời kết hợp nông nghiệp đã lắp tấm pin trên mái nhựa. Ảnh: Ngọc Hiển
Riêng đối với các công trình không thuộc danh mục phụ lục trên không phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC nhưng phải được hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC.
Tuy nhiên, Cục Cảnh sát PCCC cho rằng các tấm pin dạng phim mỏng thường chứa nhiều thành phần có khả năng bắt cháy cao hơn so với tấm pin dạng tinh thể, do đó cục này khuyến khích sử dụng tấm pin dạng tinh thể.
Về bố trí thiết bị, đơn vị này khuyến cáo các tấm pin lắp đặt trên mái phải được chia thành các nhóm, dãy với kích thước không quá 40x40m cho mỗi nhóm, khoảng cách giữa 2 nhóm không được nhỏ hơn 1,5m; không bố trí tấm pin trong phạm vi 3m xung quanh lối ra các mái qua các buồng thang bộ...
Đặc biệt, đơn vị này quy định không được lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy.
Ông Lê Anh Vũ - giám đốc Công ty TNHH Nguồn năng lượng (Source Energy) - cho biết các quy định về PCCC này sẽ giúp các chủ đầu tư là nhà ở riêng lẻ không phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chỉ cần đáp ứng những tiêu chí về an toàn trong lĩnh vực này.
Tuy vậy, ông Vũ cho biết quy định trong phạm vi 3m xung quanh lối ra các mái qua những buồng thang bộ sẽ hạn chế khả năng lắp đặt của các hộ gia đình bởi đặc thù mái, sân thượng hộ gia đình có diện tích nhỏ.
Trong khi đó, tổng giám đốc một công ty đầu tư các dự án điện mặt trời nông nghiệp cho biết quy định không được lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy khiến doanh nghiệp "khá lúng túng" khi đã đầu tư nhiều MW lắp trên mái nhựa.
Theo vị này, doanh nghiệp đã bỏ ra 200 triệu đồng trên mỗi MW để lợp mái nhựa bên dưới tấm pin, tận dụng ánh sáng, phù hợp với quyết định 13 là lắp trên mái nhà.
Nếu phải thay thế mái nhựa thành mái tôn, doanh nghiệp buộc phải bỏ thêm 400 triệu đồng mỗi MW khiến chi phí lắp đặt đội lên cao, thiệt hại hàng tỉ đồng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận