Ảnh: thejakartapost.com
Bộ trưởng điều phối các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto ngày 26/4 cho biết, Indonesia là nhà sản xuất dầu diesel sinh học lớn nhất thế giới với sản lượng đạt 137.000 thùng mỗi ngày, cao hơn nhiều so với mức 112.000 thùng của Mỹ, 99.000 thùng của Brazil và 62.000 thùng của Đức. Theo ông Airlangga, thành công này đã định vị Indonesia là một quốc gia đáng chú ý trên thị trường dầu diesel sinh học thế giới.
Dầu diesel sinh học là nhiên liệu sinh học bao gồm hỗn hợp các hợp chất metyl este của axit béo chuỗi dài và được sử dụng làm nhiên liệu thay thế trong động cơ diesel. Indonesia sử dụng dầu cọ thô (CPO) làm nguyên liệu chính để sản xuất dầu diesel sinh học.
Ông Hartarto cũng cho biết, Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai trên thế giới. Hiện các nhà khoa học đang trộn 30% dầu cọ vào dầu diesel để tạo ra B30 sử dụng nhằm tăng cường an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao giá trị gia tăng của ngành công nghiệp dầu cọ, giảm tiêu thụ dầu nhiên liệu nhập khẩu và cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Trong khuôn khổ biến đổi khí hậu, Indonesia cam kết giảm 29% lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động kinh doanh và 41% với sự hỗ trợ quốc tế vào năm 2030.
Giám đốc Cơ quan Quản lý Quỹ Trồng trọt Dầu cọ (BPDP-KS), Eddy Abdurrachman cho biết, tốc độ sản xuất diesel sinh học của Indonesia đã có sự tăng trưởng tích cực với sản lượng tăng 300% lên 8,5 triệu kilolit vào năm 2020 từ 3 triệu kilolit vào năm 2016.
Giá CPO đang tăng lên, trong khi CPO là nhiên liệu chính cho dầu diesel sinh học; điều này khiến giá dầu diesel sinh học tương đối cao so với giá dầu diesel.
Theo dự báo của chính phủ, các ưu đãi bổ sung cho chương trình diesel sinh học bắt buộc trong năm nay sẽ đạt 46.000 tỉ Rp, phù hợp với khoảng cách chênh lệch lớn giữa giá dầu thô và dầu cọ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận