Trung Quốc ngừng sử dụng công nghệ Mỹ để xây lò phản ứng hạt nhân
Trung Quốc đã chuyển từ công nghệ năng lượng hạt nhân Mỹ sang công nghệ thay thế của nội địa, vì lo ngại vấn đề an ninh năng lượng, cũng như bất ổn địa chính trị ngày một tăng.
- Vì sao điện hạt nhân lại quan trọng trong thời kỳ chuyển giao năng lượng?
- Doanh nghiệp công nghệ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi số
- Xây dựng Chính phủ điện tử với vai trò hạt nhân của Bộ TT&TT
Một nhà máy hạt nhân tại Phúc Kiến, Trung Quốc - Ảnh: XINHUA
Các nhà máy năng lượng hạt nhân thế hệ thứ 3 của Trung Quốc từng được xây dựng dựa trên AP1000, công nghệ do hãng Westinghouse Electric (Mỹ) phát triển.
Theo South China Morning Post, số lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 3 dựa trên công nghệ Hoa Long 1 (Hualong One) đã được duyệt hoặc đang xây dựng ở Trung Quốc hiện vượt qua số lò AP1000.
Trung Quốc có 12 lò hạt nhân sử dụng công nghệ Hoa Long 1 đang xây dựng hoặc chờ xét duyệt. Không có lò hạt nhân AP1000 mới nào được duyệt trong hơn một thập kỷ qua.
Lò hạt nhân sử dụng công nghệ Mỹ cuối cùng đi vào hoạt động năm 2018 tại 2 tỉnh Chiết Giang và Sơn Đông.
Hoa Long 1 được phát triển từ công nghệ ACP 1000 của Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC), và công nghệ ACPR 1000 của Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN). Cả 2 công nghệ nào đều được xây dựng dưa trên công nghệ từ Pháp.
Hoa Long 1 đã vượt qua đợt kiểm tra quốc gia của Trung Quốc năm 2014, tức 3 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima.
Nhiều nhà sản xuất năng lượng hạt nhân của Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ mới. Trong đó, CNNC tuyên bố lò phản ứng thứ 5 và thứ 6 của họ tại huyện Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, sẽ ứng dụng thiết kế lò phản ứng áp lực nước (PWR) của Hoa Long 1. Đây sẽ là công trình đầu tiên ứng dụng công nghệ Hoa Long 1.
Việc thi công hai lò phản ứng trên bắt đầu từ năm 2015, và CNNC đã đổ nhiên liệu hạt nhân cho cơ sở thứ 5 tại Phúc Thanh từ đầu tháng 9. Cơ sở này sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2021.
Bốn lò phản ứng được phê duyệt vào năm ngoái cùng bốn cơ sở khác được phê duyệt vào ngày 2-9 ở tỉnh Hải Nam và Chiết Giang cũng sẽ ứng dụng công nghệ Hoa Long 1.
Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA) nhận định AP1000 từng được coi là công nghệ hàng đầu đối với các nhà máy hạt nhân thế hệ thứ 3 của Trung Quốc, vì các tính năng an toàn thụ động và đơn giản hóa của công nghệ này. Cấu trúc modul và các bộ phận nhỏ hơn của AP1000 cũng cho phép việc tìm nguồn thiết bị trong nước dễ dàng hơn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận