Xu hướng cổ phiếu VN30 đầu năm 2021: 20 mã tăng giá, FPT tiếp tục sinh lời
Tính từ đầu năm 2021, cổ phiếu nhóm VN30 đã ghi nhận những tín hiệu tích cực khi có tới 20 mã tăng trưởng trong đó có 6 mã tăng trên 10% bao gồm FPT (+26,22%), PDR (+21,94%), NVL (+21,05%), VPB (+18,46%), REE (+16,44%) và TCB (+14,28%).
- Cổ phiếu công nghệ tiếp đà tăng mạnh trên sàn chứng khoán Mỹ
- Hủy đăng ký chứng khoán đối với cổ phiếu PBK của Điện lực Dầu khí Bắc Kạn
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/12: Thị trường chứng khoán ghi nhận khối lượng giao dịch tăng cao
- Thị trường chứng khoán ngày 11/1: Bên mua tăng mạnh
Ảnh minh họa
Với riêng FPT, trước đó, Tập đoàn công nghệ này đã công bố kết quả kinh doanh năm 2020 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt lần lượt 29.830 tỉ đồng và 5.261 tỉ đồng, tăng 7,6% và 12,8% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 4.119 đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong cơ cấu doanh thu, Khối công nghệ đóng góp 56% với 16.805 tỉ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Khối viễn thông chiếm 39% với 11.466 tỉ đồng, tăng 10,3% so với 2019. Khối giáo dục và đầu tư đóng góp 5%.
Trong đó, Khối công nghệ, do nhu cầu đầu tư chuyển đổi số tăng trưởng mạnh trên phạm vi toàn cầu, doanh thu ký mới năm 2020 đạt 13.095 tỉ đồng, tăng 23% so với năm 2019. Số lượng khách hàng có doanh thu trên 500 ngàn USD tăng gần 19% trong khi số dự án có quy mô hàng triệu USD tăng 38,5% so với năm trước.
Nguồn Cafef.vn
Nhờ vậy, chuyển đổi số - hoạt động kinh doanh chiến lược của FPT ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 31%, từ 2.453 tỉ đồng năm 2019 lên 3.219 tỉ đồng trong năm vừa qua.
Ở Khối Viễn thông, do kiểm soát tốt chi phí và tối ưu hóa các dịch vụ mới như PayTV, biên lợi nhuận dịch vụ viễn thông của FPT đã tăng mạnh. Cụ thể, biên lợi nhuận trước thuế dịch vụ băng thông rộng tăng lên gần 20% trong khi các dịch vụ khác đạt mức trên 12%.
Doanh thu Khối Giáo dục tăng 22% so với năm 2019. Số học sinh trung bình cả năm 2020 của Khối giáo dục đạt 52.005 người, tăng 30,4% so với cùng kỳ.
Diễn biến cổ phiếu FPT 6 tháng gần đây
VN-Index còn nhiều động lực tăng trưởng
Dù thị trường chung vừa trải qua giai đoạn rung lắc khá mạnh, tuy nhiên xu hướng chung trong năm 2021 được kỳ vọng vẫn khá tích cực. Điều này đến từ dòng tiền nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường khá mạnh trong bối cảnh lãi suất đang ở mức rất thấp.
Cùng với xu hướng dòng vốn mới, dòng vốn ETFs cũng đang đổ mạnh vào TTCK Việt Nam, đặc biệt thông qua các quỹ VFMVN Diamond ETF, SSIAM VNFinLead ETF…cũng là yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường.
Bên cạnh các yếu tố hỗ trợ kể trên, việc định giá TTCK Việt Nam đang thấp nhất khu vực (P/E khoảng 17,2 lần) trong khi tăng trưởng ROE cao hàng đầu khu vực cũng là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư tổ chức.
Ngoài ra, động lực nâng hạng thị trường mới nổi (có thể đến trong 2 - 3 năm tới), hay việc thành lập các quỹ hữu trí, quỹ đầu tư, gia tăng tầng lớp trung lưu sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường trong trung và dài hạn.
Theo đánh giá của nhiều CTCK trong nước, chỉ số VN-Index sẽ vượt đỉnh lịch sử 1.200 điểm trong năm 2021 và thậm chí một số CTCK còn dự báo VN-Index có thể cán mốc 1.400 điểm.
Trong khi đó, Pyn Elite Fund, quỹ ngoại quy mô hàng đầu tại Việt Nam vẫn luôn giữ quan điểm lạc quan về TTCK Việt Nam với kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể lên ít nhất 1.800 điểm trong vài năm tới.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận