Máy bay siêu thanh được "trình làng" với thiết kế mới hứa hẹn đột phá trong lịch sử hàng không
Hãng sản xuất máy bay Aerion hôm 29/3 ra mắt máy bay chở khách thương mại Aerion AS3 có thể di chuyển ở tốc độ trên Mach 4, tương đương 4.939 km/h.
- Máy bay chạy bằng năng lượng xanh sẽ cất cánh vào năm 2023
- Các hãng hàng không sẽ không phát thanh về việc cấm mang Macbook Pro 15 inch lên máy bay
Với tốc độ trên, AS3 hứa hẹn đi từ Los Angeles tới Tokyo trong chưa đầy 3 giờ. Theo Aerion, Aerion AS3 có thể chở 50 hành khách với tầm hoạt động 12.964 km/h.
"Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng tương lai trong đó con người có thể di chuyển giữa hai địa điểm bất kỳ trên hành tinh trong vòng 3 giờ. Bay siêu thanh chính là mốc khởi đầu", Tom Vice, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Aerion, cho biết.
Hình dáng của máy bay siêu thanh AS3.
Đầu năm nay, Aerion mở rộng hợp tác với Trung tâm nghiên cứu Langley của NASA với trọng tâm là bay thương mại ở tốc độ 3.700 - 6.200 km/h, nhanh gấp 7 lần máy bay chở khách thông thường. Họ đang lên ý tưởng và thiết kế, những chi tiết cụ thể sẽ được tiết lộ vào cuối năm nay.
AS3 là máy bay thứ hai được công bố trong dòng máy bay phản lực của Aerion. Kế hoạch tương lai của công ty cũng bao gồm máy bay siêu thanh lai điện. Mẫu máy bay AS2, có thể bay từ New York tới London trong 4,5 giờ, sẽ trở thành máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên đi vào hoạt động thương mại trong vòng hơn 50 năm.
Phương tiện này có thể chở 8 - 12 hành khách ở tốc độ Mach 1,4 (hơn 1.600 km/h) và quá trình sản xuất sẽ bắt đầu vào năm 2023. Theo dự kiến, chuyến bay đầu tiên của AS2 sẽ diễn ra vào năm 2024.
Aerion sẽ đưa AS2 ra thị trường năm 2026. Aerion đang xây dựng trụ sở chính mới ở Florida, ngay cạnh sân bay quốc tế Orlando Melbourne, để tiến hành các dự án.
Máy bay phản lực siêu thanh chở khách gần đây nhất từng bay trên bầu trời là Concorde, đã ngừng hoạt động hơn 17 năm trước. Dù là một kiệt tác kỹ thuật, phương tiện có chi phí cao và ảnh hưởng nhiều tới môi trường.
Các đối tác của Aerion trong chương trình AS2 bao gồm GE, phụ trách sản xuất động cơ siêu thanh Affinity, và hệ thống Spirit AeroSystems, dùng trong phần thân máy bay.
Trong buồng lái, công ty Honeywell sẽ cách mạng hóa bàn điều khiển, dựa vào kinh nghiệm sản xuất máy bay siêu thanh quân sự để thiết kế bộ xử lý lệnh, màn hình hiển thị, cảm biến và hệ thống kiểm soát bay.
Tuy nhiên, một trong những cải tiến lớn nhất ở AS2 so với Concorde là khả năng bay hành trình mà không tạo ra tiếng nổ siêu thanh. Thay vào đó, âm thanh sẽ bị phân tán trở lại khí quyển. Công nghệ này giúp chuyến bay trở nên êm hơn, trong khi máy bay Concorde vẫn phát ra âm thanh giống tiếng sấm khi nghe từ mặt đất.
Theo Tạp chí điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận