Hoàn thành thay thế cáp dầu bằng cáp khô tổ máy 1 NMTĐ Hòa Bình
Vào lúc 18h01 phút ngày 16/6, Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN (EVNPSC) phối hợp Công ty Thủy điện Hòa Bình và các đơn vị liên quan hòa lưới điện quốc gia tổ máy số 1 NMTĐ Hòa Bình sau thời gian dừng máy để thực hiện các hạng mục thay thế cáp dầu bằng cáp khô và trung tu tổ máy.
- Mực nước hồ thuỷ điện Hoà Bình ở mức thấp nhất kể từ khi vận hành nhà máy
- Thuỷ điện Sơn La được lệnh mở một cửa xả đáy
- Thuỷ điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) tích nước khiến Miền Tây "nguy to"
Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tập đoàn về việc triển khai thay thế cáp dầu bằng cáp khô của NMTĐ Hòa Bình – đây là lần đầu tiên triển khai thay thế cáp dầu bằng cáp khô trong nhà máy thủy điện tại Việt Nam nên EVNPSC đã huy động lực lượng tinh nhuệ nhất nghiên cứu tìm hiểu và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên qua, chuyên gia để thi công. Đến nay, sau thời gian thi công gắp rút, khẩn trương, tiến độ của dự án đã hoàn thành.
Ông Nguyễn Đăng Hà – Phó Giám đốc EVNPSC cho biết: Các tổ máy của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được vào vận hành trên 30 năm, hệ thống cáp dầu 220kV phục vụ truyền tải công suất phát của tổ máy từ máy biến áp tăng áp đến trạm chuyển tiếp 220kV đã bắt đầu già cỗi.
Các ghi nhận trong vận hành cho thấy dầu cách điện cáp đã lẫn tạp chất gây nguy cơ sự cố cáp ngày càng cao. Do đó, việc thay thế hệ thống cáp dầu 220kV nêu trên nhằm đảm bảo cho nhà máy làm việc liên tục; an toàn cho người vận hành và nhà máy.
Ông Nguyễn Đăng Hà cho biết: Cáp dầu được đưa vào vận hành từ năm 1988 từ khi xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, đến nay công nghệ này đã cũ, lạc hậu. Thay thế cáp khô là công nghệ mới. Cáp khô có ưu điểm ưu điểm nhỏ gọn, vận hành sẽ tốt hơn, đơn giản hơn, chất lượng cao hơn, tuổi thọ cao hơn và chịu được môi trường tự nhiên ở nhiệt độ cao hơn so với cáp dầu.
Việc hoàn thành thay cáp dầu bằng cáp khô tổ máy 1 NMTĐ Hòa Bình khẳng định được bước phát triển của EVNPSC trong việc làm chủ công nghệ, nâng cao tay nghề đội ngũ kỹ sư, công nhân để có thể thi công tại nhiều nhà máy thủy điện khác để nâng thu nhập cho CBCNV.
Ông Phạm Văn Điển – Trưởng bộ phân EVNPSC tại Hòa Bình cho biết: Thi công tuyến cáp khô là công việc mới mẻ ở Việt Nam, đặc biệt là công tác thay thể sửa chữa sẽ khó khăn hơn nhiều so với thi công mới. Chính vì vậy từ khi EVNPSC được Tập đoàn giao nhiệm vụ, các kỹ sư EVNPSC tại Hòa Bình đã nghiên cứu và tìm tòi học hỏi từ thực tế và tìm hiểu tài liệu để từng bước làm chủ động công nghệ.
Chia sẻ thêm về những khó khăn, ông Phạm Văn Điển cũng cho biết thêm: Các tuyến cáp thi công nằm trong tuyến kỹ thuật của Nhà máy. Việc thi công xây dựng công trình nằm hoàn toàn trong phạm vi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình nên cách thức triển khai và điều kiện thi công rất khó khăn khi các thiết bị, tổ máy khác đang vận hành, mang điện.
Cùng với đó việc vận chuyển thiết bị với tổng khối lượng trên 100 tấn đều phải dùng thủ công. Đặc biệt thi công trong hầm với nhiệt độ rất nóng, trung bình lên tới trên 40 độ C, có thời điểm lên đến gần 50 độ C khi nhiệt độ ngoài trời lên cao và phát điện cao các tổ máy.
“Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay công tác thi công đã hoàn thành đánh dấu bước phát triển và làm chủ công nghệ trong kéo cáp khô của nhà máy thủy điện tại Việt Nam”, ông Phạm Văn Điển cho biết.
Ông Phạm Văn Vương – Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình đánh giá cao nỗ lực của EVNPSC trong thời gian qua khi đã thi công 3 ca liên tục trong nhiều ngày, cùng với đó phối hợp chặt chẽ với Công ty, các chuyên gia đảm bảo tiến độ của công trình.
Việc hoàn thành thay cáp để đưa tổ máy số 1 NMTĐ Hòa Bình vào vận hành thời điểm này có ý nghĩa rất quan trọng cho hệ thống điện khi nắng nóng đang diễn ra tại các tỉnh phía Bắc, phụ tải đỉnh liên tục lập kỷ lục mới. Cùng với đó, việc hoàn thành cũng giúp nhà máy vận hành hiệu quả, kinh tế trước mùa mưa lũ năm nay để tránh xả thừa khi có lũ lớn.
Một số thông tin dây cáp được thay thế: - Cấp điện áp: 220 kV - Số mạch: 01 mạch tổ máy - Điểm đầu: Đầu ra 220kV của máy biến áp tăng áp tổ máy 1 - Điểm cuối: Vị trí đấu nối với đường dây trên không tại trạm chuyển tiếp của nhà máy - Chiều dài đơn tuyến: Khoảng 600 mét, nặng 11 tấn - Loại cáp: Cáp đồng 1 lõi, tiết diện 800 mm2 cách điện XLPE, có trang bị sợi cáp quang trong 1 pha của mỗi mạch để kết nối với hệ thống DTS kiểm soát nhiệt độ cáp. - Lắp đặt: Cáp được lắp trên giá đỡ với 1620 giá đỡ. - Giá cáp được chế tạo bằng thép mạ kẽm, liên kết bu lông phù hợp với vị trí lắp đặt. |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận