Động vật hoang dã - Mối đe dọa mất an toàn hàng không
Theo thống kê, hàng năm trên thế giới đã xảy ra không ít những vụ tai nạn máy bay, chậm chuyến hoặc hủy chuyến mà nguyên nhân chính là động vật hoang dã gây nên. Giải pháp nào để vừa có thể bảo đảm sự tồn tại của động vật hoang dã mà vẫn đảm bảo an toàn an ninh hàng không?
- Canada thử nghiệm máy bay thương mại chạy điện đầu tiên trên thế giới
- Lần đầu tiên trong lịch sử, tàu vũ trụ của NASA lập bản đồ những gì ẩn dưới bề mặt sao Hỏa
- Có thể bạn chưa biết - Cách liên lạc từ Trái Đất ra ngoài vũ trụ
Báo cáo từ cục quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho hay, Các cuộc va chạm giữa động vật hoang với máy bay đang không ngừng gia tăng tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Số vụ va chạm được báo cáo hằng năm cho FAA tăng đều đặn từ khoảng 1.800 vụ vào năm 1990 lên 16.000 vụ vào năm 2018.
Nguồn: Theverge
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân chính gây khiến các vụ va chạm giữa động vật hoang dã và máy báy tăng lên là do sự phát triển không ngừng về số lượng cá thể của các loài động vật hoang dã. Bên cạnh đó là sự gia tăng số lượng chuyến bay, đi kèm với công nghệ phát triển đã giúp máy bay di chuyển với tốc độ cao hơn và vận hành êm ái hơn.
Do sự gia tăng các va chạm giữa động vật hoang dã với máy bay ngày càng cao, con người ta đã chú trọng nhiều hơn vào nghiên cứu nguy cơ này nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để cảnh báo và quản lý động vật hoang dã xâm nhập tại các sân bay.
Trong hơn hai thập kỷ, FAA và USDA đã nỗ lực phối hợp tiến hành thu thập các dữ liệu chính xác về các cuộc tấn công của động vật hoang dã để hiểu rõ hơn về phạm vi và bản chất của vấn đề. Các dữ liệu này là cơ sở khoa học giúp các nhà nghiên cứu tìm ra các biện pháp, chương trình hành động để quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro.
Sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York (JKF) được biết đến là một trong những sân bay lớn nhất ở Mỹ. Tại đây, hằng năm vào mỗi mùa hè có hàng trăm con rùa terrapins xâm nhập vào đẻ trứng. Trong những năm qua, rùa là một trong những nguyên nhân gây cản trở, dẫn đến sự trì hoãn hoặc chậm trễ các chuyến bay trên mặt đất.
Để kiểm soát và giảm thiểu các tình huống như thế xảy ra, nhiều sân bay như JKF đã lập ra bộ phận chuyên trách có nhiệm vụ giữ cho động vật hoang dã tránh xa khu vực máy bay hoạt động.
Ảnh: Travelmag
Trong khi đó, trên bầu trời mối nguy hiểm thật sự hiện hữu lại đến từ các loài chim. Trung bình, hằng năm có hơn 10.000 cuộc va chạm trên bầu trời giữa máy bay và động vật hoang dã được báo cáo lên FAA. Khi ngày càng có nhiều máy bay hoạt động cũng đồng nghĩa với việc số lượng các vụ va chạm với các loài chim có xu hướng tăng lên ở mức báo động.
Chúng đe dọa đến sự an toàn của hành khách hoặc tệ hơn là có thể làm hỏng động cơ khi cất cánh, gây ra những tai họa khó lường như chuyến bay 1549 của hãng hàng không American Airlines.
Sự cố xảy ra sau khi máy bay cất cánh được 2 phút. Chiếc Airbus A320 này đã bị một đàn chim đâm động cơ khiến cánh quạt nén ngưng trệ và làm mất một phần lực đẩy dẫn tới việc máy bay phải hạ cánh khẩn cấp trên sông Hudson.
Để giữ cho hoạt động giữa máy bay và các loài động vật hoang dã không trở thành thảm họa. Các chuyên gia nhanh chóng sử dụng một loạt các giải pháp từ quản lý môi trường sống đến nghiên cứu giải trình tự ADN của loài chim để giảm thiểu rủi ro.
Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp trước mắt, còn về lâu dài cần có thêm thời gian để các nhà nghiên cứu đưa ra những nghiên cứu toàn diện cải thiện triệt để tình trạng này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận