Giải pháp nào để đảm bảo an ninh tài chính trước tình hình dư nợ tăng cao

Ngân Vy
17/08/2021 16:49
D

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến hệ thống tài chính, ngân hàng đang vật cả chống đỡ với tình hình nợ xấu tăng cao gây ra nguy cơ rủi ro tài chính lớn do đó NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng gia tăng mức trích lập dự phòng để giữ an toàn tiền tệ.

Trong bối cảnh nợ xấu có nguy cơ gia tăng do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, việc bổ sung, sửa đổi các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với các tổ chức tín dụng đang được đặc biệt quan tâm.

Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN thay thế Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 11 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10.

Phân loại nợ hàng tháng

Điểm thay đổi lớn nhất tại thông tư này là các tổ chức tín dụng phải phân loại nợ ít nhất mỗi tháng một lần, trong 7 ngày đầu tiên của tháng, thay vì mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý như quy định cũ tại Thông tư 02.

Song song với đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh nhóm nợ và điều chỉnh tương ứng số tiền trích lập dự phòng rủi ro của tháng cuối cùng của quý theo danh sách do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp trong thời hạn 3 ngày.

Tra soát thường xuyên các khoản nợ giúp các tổ chức tài chính chủ động trong khoanh vùng nợ kịp thời

Tra soát thường xuyên các khoản nợ giúp các tổ chức tài chính chủ động trong khoanh vùng nợ kịp thời.

Ngoài ra, Thông tư mới cũng quy định sau thời gian tối thiểu 5 năm, từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Theo giới chuyên gia, việc bổ sung quy định này nhằm đưa ra một chuẩn mực đảm bảo các tổ chức tín dụng thực hiện thống nhất. "Thông tư 11 đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn để phân loại nợ và trích lập dự phòng, đóng vai trò là một văn bản để đảm bảo cho cả ngành áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau", nhóm chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định.

Tuy vậy, trao đổi với phóng viên xoay quanh các quy định mới, một lãnh đạo ngân hàng thương mại cho hay nhiều ngân hàng hiện đã chủ động phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tháng nhưng việc phân loại nợ và trích lập dự phòng còn khác nhau giữa các ngân hàng.

"Bên cạnh các ngân hàng thực hiện nghiêm việc phân loại nợ và trích lập dự phòng đầy đủ, vẫn còn có tổ chức tín dụng vì một vài lý do nào đó như lo ngại sụt giảm lợi nhuận hay ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín dụng mà còn chưa đánh giá và trích lập đầy đủ cho các khoản nợ rủi ro cao", vị lãnh đạo đánh giá.

Theo quy định về tỉ lệ trích lập dự phòng hiện nay, mà thông tư mới ban hành vẫn giữ nguyên, tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: 0% với nợ tiêu chuẩn - nợ nhóm 1; 5% với nợ cần chú ý trích lập - nợ nhóm 2; 20% với nợ dưới chuẩn - nợ nhóm 3; 50% với nợ nghi ngờ - nợ nhóm 4 và 100% với nợ có khả năng mất vốn - nợ nhóm 5.

Mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, tức là ngay khi phát sinh một khoản vay 100 tỉ đồng, thì ngân hàng phải lập tức trích dự phòng chung 750 triệu đồng.

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2021 của NHNN cho thấy, dưới tác động của dịch bệnh COVID-19, tỉ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2021, từ mức 1,69% hồi cuối năm 2020 lên mức 1,78% vào thời điểm cuối tháng 4/2021.

Dư nợ quá hạn tăng cao đe doạ an ninh tài chính

Hơn nửa số ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2021 đều ghi nhận số dư nợ quá hạn tăng cao so với cuối năm 2020 và nhiều ngân hàng cũng đã mạnh tay trích lập dự phòng. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu tại nhiều ngân hàng đã đạt trên 100%, thậm chí một số ngân hàng đạt trên 200-300%.

Cụ thể tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tỉ lệ bao phủ nợ xấu tính đến hết tháng 6/2021 là 352%, tức cứ 100 đồng nợ xấu thì ngân hàng này đã dự phòng tới 352 đồng. Hay như Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), tỉ lệ này lần lượt đạt 236% và 259%...

Tăng trích lập dự phòng sẽ là phương án đảm bảo an ninh tài chính tối ưu trong giai đoạn hiện nay

Tăng trích lập dự phòng sẽ là phương án đảm bảo an ninh tài chính tối ưu trong giai đoạn hiện nay.

Đánh giá về những con số này, Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tỉ lệ bao phủ nợ xấu lên đến vài trăm phần trăm như vậy về mặt sổ sách là rất tốt nhưng thực tế, các ngân hàng khi cho vay ra đều muốn dòng tiền sẽ quay trở lại với ngân hàng để rồi xoay vòng trả lại cho người gửi tiền tạo thành một vòng tròn khép kín. Trong trường hợp người vay không thể trả nợ, vòng tròn đó bị đứt đoạn, mà mặt khác, người gửi tiền lại vẫn có nhu cầu rút tiền về, ngân hàng khi đó sẽ đối mặt với rủi ro mất thanh khoản.

"Do đó, trước diễn biến dịch bệnh phức tạp như hiện nay, tôi vẫn rất lo lắng là dòng tiền cho vay các doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng khó trở lại với ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản của ngân hàng và cả nền kinh tế nói chung", ông Hiếu chia sẻ.

Bên cạnh đó, những số liệu về nợ xấu hiện nay còn chưa được phản ảnh đầy đủ. Bởi các ngân hàng được phép cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ để giúp khách hàng gặp khó khăn vì dịch bệnh theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN của NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Do đó, nhiều món nợ đáng lý phải chuyển thành nợ xấu thì vẫn được giữ nguyên nhóm nợ, nên tổng dư nợ xấu có thể thấp hơn nhiều so với nợ xấu thực tế kéo theo dự phòng nợ xấu trên sổ sách có thể thấp hơn nhiều so với số dự phòng nếu ngân hàng phải trích lập dự phòng đúng với thực tế.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Thông tư 01 và 03 đã cho thấy sự đồng hành của NHNN với doanh nghiệp và người dân, giúp người đi vay không bị nhảy nhóm nợ, tạo điều kiện tiếp cận dòng vốn để duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc giữ nguyên nhóm nợ cũng tiềm ẩn nguy cơ cao với ngân hàng nếu chỉ theo dõi nợ trên sổ sách mà không sát sao vào thực tế.

Một doanh nghiệp lẽ ra nợ nhóm 4 rồi mà vẫn giữ ở nhóm 2 mà không có biện pháp cụ thể để hỗ trợ hoặc ngăn chặn việc nhảy nhóm nợ thì sẽ để lại nhiều hệ lụy cho ngân hàng và cho cả hệ thống tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo.

Mới đây, các ngân hàng cũng đã có kiến nghị lên NHNN về việc sửa đổi Thông tư 03 và có các giải pháp hỗ trợ ngân hàng phù hợp trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biễn hết sức phức tạp hiện nay.

Cụ thể, các ngân hàng đề nghị NHNN xem xét điều chỉnh kéo dài thời hạn trích lập bổ sung có thể 5 năm và giảm tỉ lệ phân bổ trích lập dự phòng rủi ro để giảm áp lực tài chính cho các tổ chức tín dụng, giúp có thêm nguồn lực vừa phát triển kinh doanh, vừa triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn.

Về khoản nợ được miễn, giảm lãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 mang tính đặc thù, trong trường hợp khách hàng đã trả đầy đủ nợ sau khi được miễn, giảm lãi theo Thông tư 03, NHNN cho phép tổ chức tín dụng không phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo nợ nhóm 3 như quy định tại Thông tư 02.

Ông Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) kiến nghị cần ban hành thông tư mới thay vì sửa đổi Thông tư 03 hiện nay, thậm chí các cơ quan quản lý có thể đề nghị ban hành nghị định để gắn với các giải pháp chính sách tài khoá sát với năng lực phục hồi của khách hàng, giúp chính sách đi vào thực chất và hiệu quả hơn.

Cùng với việc ban hành Thông tư 11, xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư 01, 03, NHNN cũng đang lấy ý kiến với đề nghị xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Đây được xem là những bước đi tích cực giúp hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện để các ngân hàng xử lý nợ, giảm áp lực nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong tương lai.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57

Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57

Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam

Báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam

Sửa đổi Nghị định 06 về đặt cược thể thao để khai thông ngành kinh tế tỉ đô

Sửa đổi Nghị định 06 về đặt cược thể thao để khai thông ngành kinh tế tỉ đô

Nghị định 147 mở ra kỷ nguyên quản lý Internet hiện đại

Nghị định 147 mở ra kỷ nguyên quản lý Internet hiện đại

Đà Nẵng tạo 'bệ phóng' cho ngành bán dẫn và AI

Đà Nẵng tạo 'bệ phóng' cho ngành bán dẫn và AI

Việt Nam sẽ quản lý AI trước làn sóng AI phát triển mạnh mẽ

Việt Nam sẽ quản lý AI trước làn sóng AI phát triển mạnh mẽ

Đối thoại vận dụng Luật Nhà ở, Kinh doanh bất động sản vào thực tiễn

Đối thoại vận dụng Luật Nhà ở, Kinh doanh bất động sản vào thực tiễn

Xây dựng bộ tiêu chí xã, huyện, tỉnh không ma tuý

Xây dựng bộ tiêu chí xã, huyện, tỉnh không ma tuý

 Ai được hưởng lợi từ bảng giá đất mới?

Ai được hưởng lợi từ bảng giá đất mới?

EU chính thức áp dụng đạo luật AI: Các công ty công nghệ Hoa Kỳ ngay lập tức 'rung chuyển'

EU chính thức áp dụng đạo luật AI: Các công ty công nghệ Hoa Kỳ ngay lập tức 'rung chuyển'

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ ngay các điểm nghẽn cản trở sự phát triển

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ ngay các điểm nghẽn cản trở sự phát triển

Tin mới cập nhật

Keysight nâng cao hỗ trợ tiêu chuẩn Chiplet Interconnect trong Chiplet PHY Designer 2025

Keysight nâng cao hỗ trợ tiêu chuẩn Chiplet Interconnect trong Chiplet PHY Designer 2025

Nền tảng EWASP của Keysight tăng cường khả năng đo kiểm và đánh giá EW của Indra

Nền tảng EWASP của Keysight tăng cường khả năng đo kiểm và đánh giá EW của Indra

Bộ tạo tín hiệu: Sự khác biệt giữa công nghệ Analog và Digital

Bộ tạo tín hiệu: Sự khác biệt giữa công nghệ Analog và Digital

Keysight AppFusion giải pháp hiển thị và bảo mật mạng toàn diện

Keysight AppFusion giải pháp hiển thị và bảo mật mạng toàn diện

Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57

Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57

Cuộc cách mạng trong ngành quảng cáo: Từ tìm kiếm đến trí tuệ nhân tạo

Cuộc cách mạng trong ngành quảng cáo: Từ tìm kiếm đến trí tuệ nhân tạo

Những dấu mốc nổi bật về khoa học công nghệ của Việt Nam 2024

Những dấu mốc nổi bật về khoa học công nghệ của Việt Nam 2024

Samsung và cuộc cách mạng 'AI cho mọi người'

Samsung và cuộc cách mạng 'AI cho mọi người'

ASUS đa dạng hóa hệ sinh thái laptop AI bằng sản phẩm mới Vivobook S 14

ASUS đa dạng hóa hệ sinh thái laptop AI bằng sản phẩm mới Vivobook S 14

Grab kết nối người dân với tuyến Metro số 1 bằng ưu đãi khủng

Grab kết nối người dân với tuyến Metro số 1 bằng ưu đãi khủng

Logitech triển khai chiến dịch mới mang tên 'I LOVE POP'

Logitech triển khai chiến dịch mới mang tên 'I LOVE POP'

 Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ

 Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ

Tin đọc nhiều

Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57

Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57

Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô

Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô

Bộ Quy tắc ứng xử mạng xã hội chuẩn hóa hành vi người dùng

Bộ Quy tắc ứng xử mạng xã hội chuẩn hóa hành vi người dùng

Đề xuất bổ sung yêu cầu về an toàn bảo mật với thiết bị thanh toán thẻ

Đề xuất bổ sung yêu cầu về an toàn bảo mật với thiết bị thanh toán thẻ

Chuyển khoản trên 100 triệu sẽ phải xác thực đa thành tố

Chuyển khoản trên 100 triệu sẽ phải xác thực đa thành tố

Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng

Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng

Bộ Công Thương sẽ ban hành thông tư để pháp điển hoá cơ cấu giá điện

Bộ Công Thương sẽ ban hành thông tư để pháp điển hoá cơ cấu giá điện

Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số

Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số

Giáo dục sẽ là dịch vụ công được yêu cầu không dùng tiền mặt đầu tiên

Giáo dục sẽ là dịch vụ công được yêu cầu không dùng tiền mặt đầu tiên

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019