Chỉ vừa xuất hiện, biến chủng Omicron đã làm chao đảo cả thế giới

Trần Quỳnh
30/11/2021 11:56
D

Chỉ trong vài ngày sau khi được công bố, biến chủng Omicron đã được WHO đưa vào danh sách đáng lo ngại, đồng thời khiến hàng loạt quốc gia áp đặt biện pháp ứng phó khẩn cấp.

Những ngày qua, số ca mắc Covid-19 ở Nam Phi đang tăng nhanh. Kết quả xét nghiệm thu được cho thấy dấu hiệu đột biến mới trên gai protein của virus. Kết quả giải trình tự gene cho thấy đã có hơn 50 biến đổi trên chủng virus mới so với virus ban đầu ở Vũ Hán.

Hôm 25/11, ông Tulio de Oliveira, giám đốc Trung tâm Ứng phó Dịch bệnh Nam Phi, báo cáo trực tiếp với tổng thống về một biến chủng mới mang những đặc tính đáng lo ngại. Biến chủng này đứng sau làn sóng dịch bệnh mới ở Nam Phi. Thông tin sau đó được giới chức Nam Phi công khai.

Trong vòng 24 giờ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt cho biến chủng mới cái tên Omicron và đưa biến chủng này vào danh sách đáng lo ngại. Đây là lần đầu tiên WHO có hành động nhanh chóng như thế trước một biến chủng mới, theo Wall Street Journal.

Những dấu hiệu đáng lo ngại

Diễn biến xung quanh biến chủng Omicron cho thấy cuộc chiến chống Covid-19 đã thay đổi. Các nhà khoa học giờ tập trung tìm kiếm dấu vết các biến chủng mới. Và trong trường hợp Omicron, khi biến chủng này bắt đầu lây lan, Nam Phi có đủ nguồn lực để phát hiện, cũng như có đủ thiện chí để công bố với thế giới.

Nhờ sự minh bạch của Nam Phi, chính phủ các quốc gia trên thế giới đã mau chóng có phản ứng phòng ngừa dù chưa hiểu toàn diện về biến chủng mới. Hạn chế di chuyển đã nhanh chóng được áp đặt với người đến từ những nước bị coi là có nguy cơ cao phát tán biến chủng Omicron.

Tới nay, vẫn còn những bí ẩn xung quanh biến chủng mới. Điều khiến các nhà khoa học lo ngại là Omicron mang theo 32 đột biến trên gai protein, bộ phận giúp virus bám dính vào tế bào cơ thể người và đồng thời là đối tượng mà các loại vaccine Covid-19 nhắm đến.

Cuộc chiến với virus SARS-CoV-2 giờ phụ thuộc vào tác động mà những đột biến này tạo ra với virus, điều sẽ chỉ có thể rõ ràng sau nhiều tuần. Dựa trên các kết quả nghiên cứu ban đầu, WHO cho hay Omicron dường như có một số lợi thế so với các biến chủng cũ.

Nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới với người từ một số nước châu Phi. Ảnh: CNN.

Nhìn vào diễn biến dịch bệnh ở Nam Phi, có thể phỏng đoán các đột biến giúp Omicron có khả năng lây lan mạnh hơn. Những đột biến cũng có thể tăng khả năng của Omicron qua mặt hệ miễn dịch của con người có được nhờ tự nhiên hoặc tiêm chủng.

Một số thí nghiệm tiến hành tại Mỹ trước khi Omicron được xác định đã phân loại những biến chủng có khả năng làm giảm hiệu quả bảo vệ của các kháng thế. Biến chủng Omicron có một số đột biến như vậy cũng như một số đột biến tương tự.

"Điều cực kỳ đáng lo ngại là có quá nhiều đột biến tập trung trên biến chủng này. Ngoài ra, virus có những đột biến giống với những đột biến mà chúng tôi đã phát hiện, đồng nghĩa nó có khả năng kháng thuốc", Theodora Hatziioannou, chuyên gia về virus Đại học Rockefeller, nói.

Hiện nay, các nhà khoa học đang kiểm tra phản ứng của virus với mẫu máu của người đã tiêm vaccine hoặc bệnh nhân Covid-19 hồi phục, nhằm trả lời câu hỏi về khả năng kháng kháng thể của biến chủng Omicron.

Vẫn còn quá sớm để kết luận về độc lực của Omicron. Bệnh nhân hiện được xác định nhiễm biến chủng này sẽ phải chờ nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, trước khi biết tình trạng bệnh diễn biến theo chiều hướng nào.

Ngay cả nếu Omicron được xác định không quá nguy hiểm như các chuyên gia lo ngại, sự xuất hiện của biến chủng này cũng là bằng chứng tiếp theo cho thấy một biến chủng nguy hiểm có thể ra đời bất cứ lúc nào, đe dọa hy vọng khôi phục cuộc sống bình thường.

Đến nay, WHO đã đưa 5 biến chủng vào danh sách đáng lo ngại. Alpha, biến chủng được phát hiện lần đầu ở Anh, là nguyên nhân làn sóng dịch bệnh tồi tệ ở Mỹ và châu Âu đầu năm 2021. Trong khi đó, biến chủng Delta mang tới làn sóng dịch bệnh tồi tệ nhất kéo dài từ tháng 4 đến nay.

Một biến chủng khác trong danh sách đáng lo ngại là Beta. Biến chủng này có những đột biến làm giảm hiệu quả của các loại vaccine Covid-19.

Câu trả lời sau 2 tuần

Qua nghiên cứu trình tự gene, các nhà khoa học cho rằng Omicron đã dần tiến hóa trong hơn 1 năm trước khi có cấu trúc như hiện nay. Omicron phát triển từ một chủng virus có tên B.1.1, chủng này giờ đã gần như biến mất. Có khả năng virus đã tồn tại suốt nhiều tháng trong cơ thể một người bị suy giảm miễn dịch và từ từ tiến hóa.

Những mẫu bệnh phẩm đầu tiên chứa biến chủng Omicron lần đầu được lấy hôm 11/11, gồm một người ở tỉnh Gauteng của Nam Phi và 4 quan chức ngoại giao nước ngoài tới thăm Botswana.

Tại Nam Phi, tốc độ lây nhiễm Covid-19 đang tăng nhanh đáng báo động. Nếu như trong ngày 11/11 khi ca nhiễm Omicron đầu tiên được phát hiện, Nam Phi chỉ ghi nhận 120 ca nhiễm mới ở Gauteng, thì hôm 28/11, con số này đã lên đến 2.308.

Kết quả xét nghiệm PCR cho thấy gần như tất cả ca bệnh mới đều nhiễm một chủng virus đột biến thiếu đi gene S so với chủng Delta.

Chỉ vài tuần trước, tỷ lệ dương tính qua xét nghiệm là 1%. Nay, tỷ lệ này đã ở mức 20%, cho thấy số người mắc Covid-19 thực tế cao hơn rất nhiều so với ghi nhận chính thức.

Biến chủng Omicron đã lan tới nhiều quốc gia. Ảnh: Reuters.

Theo giáo sư Tulio de Oliveira, hàng chục nghìn người ở Nam Phi nhiều khả năng đã nhiễm biến chủng mới chỉ trong vài tuần trở lại đây. Kết luận này dựa trên tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính cũng như số ca nhiễm virus có đột biến thiếu gene S.

Một ngày sau khi Nam Phi công bố về biến chủng Omicron, các chuyên gia của WHO phát hiện thêm một dấu hiệu đáng lo ngại khác. Phân tích các ca nhiễm ở Gauteng cho thấy số người từng mắc Covid-19 trước đây tái nhiễm bởi biến chủng Omicron cao bất thường.

Tuy vậy, WHO vẫn chưa chắc chắn về nguy cơ bệnh nhân hồi phục sau khi mắc Covid-19 có nguy cơ cao tái nhiễm biến chủng Omicron.

Tối 26/11, WHO đưa Omicron vào danh sách biến chủng đáng lo ngại. Chính phủ nhiều quốc gia châu Âu, châu Á cũng đóng cửa biên giới với người đến từ miền Nam châu Phi.

Đến nay, biến chủng Omicron đã lây lan tới hàng loạt quốc gia khắp thế giới, khiến các nỗ lực phong tỏa biên giới bị vô hiệu hóa.

Các nhà khoa học cho biết cần ít nhất 2 tuần để nghiên cứu trước khi hiểu rõ mối đe dọa mà biến chủng Omicron mang lại.

Nam Phi sẽ là nơi giúp các nhà khoa học hiểu thêm về tác động của biến chủng mới lên cơ thể con người. Diễn biến dịch bệnh ở Nam Phi sẽ cho thấy tại quốc gia mà đa phần người dân chưa chủng ngừa vaccine, Omicron sẽ hoành hành ra sao.

Ở châu Âu, nơi 67% người dẫn đã chủng ngừa đầy đủ, Omicron xuất hiện khi biến chủng đang thống trị là Delta. Các nhà khoa học cũng sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn tác động của biến chủng với khả năng bảo vệ do vaccine mang lại. 

Theo Zing

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Kỹ thuật thông tim thai mở ra cơ hội sống cho trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh

Kỹ thuật thông tim thai mở ra cơ hội sống cho trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh

Tăng hiệu quả điều trị ung thư não nhờ kết hợp AI và công nghệ hình ảnh FCI

Tăng hiệu quả điều trị ung thư não nhờ kết hợp AI và công nghệ hình ảnh FCI

Ant Group ra mắt ứng dụng y tế thông minh tại Trung Quốc

Ant Group ra mắt ứng dụng y tế thông minh tại Trung Quốc

Chính thức kiểm tra năng lực hành nghề y từ năm 2027

Chính thức kiểm tra năng lực hành nghề y từ năm 2027

Vietnam Medipharm Expo 2025: Trình diễn công nghệ AI và thiết bị y tế tiên tiến tại TP.HCM

Vietnam Medipharm Expo 2025: Trình diễn công nghệ AI và thiết bị y tế tiên tiến tại TP.HCM

Chẩn đoán hình ảnh tại MEDLATEC đạt ISO 15189:2022 - Bước tiến số hóa y tế chuyên sâu

Chẩn đoán hình ảnh tại MEDLATEC đạt ISO 15189:2022 - Bước tiến số hóa y tế chuyên sâu

Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiên phong chuyển đổi số, nâng cao sức khỏe cộng đồng

Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiên phong chuyển đổi số, nâng cao sức khỏe cộng đồng

Hạt nano vàng đưa điều trị ung thư lên tầm cao mới với công nghệ hình ảnh

Hạt nano vàng đưa điều trị ung thư lên tầm cao mới với công nghệ hình ảnh

Nhanh chóng giải cứu 2 người mắc kẹt trong đám cháy nhà 5 tầng tại Hà Nội

Nhanh chóng giải cứu 2 người mắc kẹt trong đám cháy nhà 5 tầng tại Hà Nội

Phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%

Phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%

 Khám sàng lọc bệnh tim mạch, thận, chuyển hóa cho 1000 người dân tại Hà Nội

 Khám sàng lọc bệnh tim mạch, thận, chuyển hóa cho 1000 người dân tại Hà Nội

Kết nối doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Kết nối doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Tin mới cập nhật

Chứng chỉ lưu ký - Cơ hội và công cụ đầu tư mới cho nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam

Chứng chỉ lưu ký - Cơ hội và công cụ đầu tư mới cho nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam

Xóa ‘bớt’ cho em mùa 2: Lan tỏa hành trình phi thường vì tương lai của trẻ nhỏ

Xóa ‘bớt’ cho em mùa 2: Lan tỏa hành trình phi thường vì tương lai của trẻ nhỏ

iPhone màn hình gập có thể sẽ ra mắt năm 2026, giá dự kiến tới 2.500 USD

iPhone màn hình gập có thể sẽ ra mắt năm 2026, giá dự kiến tới 2.500 USD

Phát hiện lỗ hổng BIND 9 nghiêm trọng, đe dọa an ninh DNS toàn cầu

Phát hiện lỗ hổng BIND 9 nghiêm trọng, đe dọa an ninh DNS toàn cầu

BYD Sealion 6 bàn giao 1.000 xe sau ba tháng ra mắt tại Việt Nam

BYD Sealion 6 bàn giao 1.000 xe sau ba tháng ra mắt tại Việt Nam

Keysight giới thiệu thiết bị đo kiểm xuyên nhiễu điện từ băng tần 1GHz theo thời gian thực

Keysight giới thiệu thiết bị đo kiểm xuyên nhiễu điện từ băng tần 1GHz theo thời gian thực

Đấu giá lại 2 khối băng tần 700MHz cho 5G: Viettel vắng mặt, ai thắng?

Đấu giá lại 2 khối băng tần 700MHz cho 5G: Viettel vắng mặt, ai thắng?

Đô La Singapore: Ứng cử viên mới cho danh hiệu 'nơi trú ẩn an toàn' toàn cầu?

Đô La Singapore: Ứng cử viên mới cho danh hiệu 'nơi trú ẩn an toàn' toàn cầu?

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản giữa bối cảnh tâm lý tiêu dùng yếu kém

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản giữa bối cảnh tâm lý tiêu dùng yếu kém

Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu hiến kế chuyển đổi số và phát triển bền vững

Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu hiến kế chuyển đổi số và phát triển bền vững

Zeekr, Neta bị tố thổi phồng doanh số bán xe điện bằng chiêu trò đăng ký bảo hiểm trước

Zeekr, Neta bị tố thổi phồng doanh số bán xe điện bằng chiêu trò đăng ký bảo hiểm trước

Nguyên tắc lái xe qua vùng nước ngập không lo chết máy

Nguyên tắc lái xe qua vùng nước ngập không lo chết máy

Tin đọc nhiều

Kỹ thuật thông tim thai mở ra cơ hội sống cho trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh

Kỹ thuật thông tim thai mở ra cơ hội sống cho trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh

Mua thiết bị gây thiệt hại 18 tỉ đồng, nguyên giám đốc Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu bị đề nghị truy tố

Mua thiết bị gây thiệt hại 18 tỉ đồng, nguyên giám đốc Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu bị đề nghị truy tố

'Thần tốc' dựng trung tâm xét nghiệm dã chiến ở Bắc Giang sau 1 đêm

'Thần tốc' dựng trung tâm xét nghiệm dã chiến ở Bắc Giang sau 1 đêm

Phát hiện bệnh về gene mới khiến 40% người mắc tử vong

Phát hiện bệnh về gene mới khiến 40% người mắc tử vong

Tin mới nhất về dịch COVID-19 ở Việt Nam ghi nhận 6 ca mắc mới tại Hải Dương và Quảng Nam

Tin mới nhất về dịch COVID-19 ở Việt Nam ghi nhận 6 ca mắc mới tại Hải Dương và Quảng Nam

Công nghệ - Tấm lá chắn "vô hình" phòng chống dịch COVID-19

Công nghệ - Tấm lá chắn "vô hình" phòng chống dịch COVID-19

Thụy Sỹ: Phát triển cảm biến sinh học phát hiện vi-rút SARS-CoV-2

Thụy Sỹ: Phát triển cảm biến sinh học phát hiện vi-rút SARS-CoV-2

Bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu

Bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam đứng trước cơ hội xuất khẩu

 Con người có thể bị nhiễm virus corona 2 lần hay không?

Con người có thể bị nhiễm virus corona 2 lần hay không?

Bác sĩ tiếp tục hội chẩn về hai ca bệnh nặng ở Hà Nội

Bác sĩ tiếp tục hội chẩn về hai ca bệnh nặng ở Hà Nội

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Đánh giá iPhone SE 2020: Nhiều công nghệ để yêu, ít chi tiêu

Đánh giá iPhone SE 2020: Nhiều công nghệ để yêu, ít chi tiêu

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Khám phá Huawei Mate X đối thủ của Galaxy Fold tại IFA 2019

Khám phá Huawei Mate X đối thủ của Galaxy Fold tại IFA 2019

Cyber-Shot RX100 VII: Siêu phẩm mới gia nhập gia đình Sony

Cyber-Shot RX100 VII: Siêu phẩm mới gia nhập gia đình Sony

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019