Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 24/12: VN-Index quay trở lại tăng trưởng
Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 24/12, sự lan toả của sắc xanh khi dòng tiền đã quay trở lại với thị trường từ phiên sáng có thể tiếp tục trong phiên giao dịch tiếp theo đã tạo động lực để VN-Index tăng trưởng trở lại.
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 23/12: Đà 'lao dốc' tiếp tục kéo dài
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 22/12: Thị trường không có bứt phá
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 21/12: Thị trường 'ảm đạm'
Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 24/12, VN-Index xuất hiện trạng thái phục hồi với cây nến có thân nhỏ. Tuy nhiên, hình ảnh bóng trên dài (long upper shadow) xuất hiện khi test lại đường Middle của dải Bollinger Bands cho thấy đây là thử thách khó vượt qua.
Chỉ báo MACD tiếp tục duy trì đà lao dốc. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã xuất hiện tín hiệu bán ở phiên giao dịch tiếp đó. Nếu những tín hiệu này không được cải thiện thì tình hình vẫn sẽ khá bi quan.
Đường SMA 50 ngày và trendline tăng dài hạn (bắt đầu từ tháng 1/2021) sẽ lần lượt là các mức hỗ trợ gần nhất của VN-Index nếu trạng thái điều chỉnh xuất hiện trở lại ở chỉ số này.
Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều của HNX-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 24/12, HNX-Index hồi phục trở lại sau khi tiến về vùng hỗ trợ 430-440 điểm (đáy liền kề và đường SMA 50 ngày). Điều này chứng tỏ lực mua đã xuất hiện tại đây. Vì vậy, nếu vùng này vẫn trụ vững thì tình hình có thể tích cực hơn.
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator và chỉ báo MACD duy trì đà lao dốc. Những tín hiệu này chứng tỏ rủi ro tiếp tục điều chỉnh là khá cao.
phiên sáng ngày 24/12, chỉ số VN-Index tăng 3,38 điểm (0,23%) lên 1.460,34 điểm, HNX-Index tăng 1,26 điểm (0,28%) đạt 443,87 điểm, UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (0,05%) lên 109,59 điểm.
Thanh khoản thị trường thấp hơn đáng kể so với phiên trước, với khối lượng giao dịch 700,3 triệu đơn vị tương ứng giá trị hơn 18.510 tỷ đồng, trong đó giao dịch trên HOSE đạt 15.152 tỷ đồng.
Áp lực bán cuối phiên sáng khiến đà tăng thị trường thu hẹp đáng kể, độ rộng thị trường cũng chuyển sang trạng thái tiêu cực 259 mã giảm giá, 190 mã tăng giá và 44 mã đứng giá tham chiếu.
Trong đó, áp lực diễn ra chủ yếu tại cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ khi sắc đỏ trở lại phủ bóng lên 2 nhóm này. Một số midcap chỉnh mạnh như CRE (-4,2%), SAM (-4,2%), FLC (-3,7%), APH (-3,3%), TMS (-2,9%),...
Các cổ phiếu ngân hàng là động lực tăng điểm trong phiên sáng với phần lớn các mã đều kết phiên trong sắc xanh. Trong khi đó, họ bất động sản, xây dựng & vật liệu, hóa chất, dược phẩm cũng suy yếu về cuối phiên.
Cổ phiếu đầu cơ "họ FLC" đồng loạt điều chỉnh. Ngoại trừ GAB giảm nhẹ 0,1%, các mã còn lại gồm KLF, HAI, AMD, ART, FLC, ROS đều mất trên 1% thị giá.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận