Bảo vệ dữ liệu cá nhân tạo dựng niềm tin của người dân với dịch vụ công trực tuyến
Khi các dịch vụ công trực tuyến ngày càng chi phối sâu hơn trong xã hội thì cùng với đó là trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng đang đặt ra bài toán đối với xu thế chuyển đổi số hiện nay để từ đó có thể tạo sự tin tưởng và sử dụng của người dân đối các dịch vụ công mà nhà nước cung cấp trên môi trường internet.
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư cần hành lang pháp lý cụ thể
- Các rủi ro bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư khi triển khai hệ thống danh tính số quốc gia
- Data Protection - Giải pháp toàn diện bảo vệ dữ liệu đám mây
Khảo sát cho thấy, 59/63 cổng thông tin điện tử và 60/63 cổng dịch vụ công trực tuyến chưa công bố Chính sách về quyền riêng tư - một dạng thỏa thuận điện tử thiết lập trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trước chủ thể dữ liệu là người dân, là căn cứ để người dân bảo vệ các quyền đối với dữ liệu của họ khi có sự cố hay tranh chấp xảy ra.
Các quan hệ giữa nhà nước và công dân đang ngày càng được số hoá mạnh mẽ hơn.
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam nhấn mạnh “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường số nói chung và trong các nền tảng tương tác giữa chính quyền với người dân nói riêng sẽ giúp củng cố niềm tin của người dân và thúc đẩy họ tham gia quá trình chuyển đổi số”.
Còn theo Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Patrick Haverman hoan nghênh Chính phủ và các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
“Dịch Covid-19 khiến người dân tương tác trên môi trường số nhiều hơn, tuy vậy, kết quả khảo sát hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam (PAPI) trong hai năm 2020 và 2021 cho thấy mới chỉ có 3,5% số người được hỏi cho biết họ đã sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia,” ông Haverman cho biết.
Có chung quan điểm với ông Thanh, ông Haverman nhấn mạnh thực hành tốt về bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân trong khu vực công là một trong những yếu tố then chốt để tạo dựng niềm tin của người dân về dịch vụ công trực tuyến.
Trên môi trường internet thì mọi khả năng đều có thể xảy ra đối với loại tài sản mới - Dữ liệu cá nhân.
“Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cho thấy, để chuyển đổi số thành công, phải bảo đảm các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc, bao gồm: i) Công bằng và hợp pháp trong xử lý dữ liệu cá nhân; ii) Làm rõ mục đích thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân; iii) Tương xứng và cần thiết; iv) Lưu trữ dữ liệu cá nhân; v) Minh bạch; vi) Trách nhiệm giải trình,” ông nói.
Nhóm nghiên cứu cũng cũng chỉ ra rằng, phần lớn các địa phương chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ví dụ, dù pháp luật quy định các tỉnh phải công khai thông tin về đầu mối liên hệ về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Kết quả rà soát cho thấy, chỉ có 17 trong số 50 ưng dụng thông minh hỗ trợ tương tác chính quyền và người dân hiện có, 1 trong số 63 cổng dịch vụ công trực tuyến, và 3 tróng số 63 cổng thông tin điện tử cấp tỉnh công bố thông tin này.
Khi nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm tra ‘thử’ yêu cầu cập nhật thông tin tài khoản và tiếp cận các phương thức bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được chính quyền địa phương phát triển, (dùng “tạm” đầu mối liên hệ hiển thị trên trang chủ các cổng dịch vụ công trực tuyến và cổng thông tin điện tử), trong số 130 thư điện tử được gửi, chỉ có 9 thư nhận được thông tin phản hồi.
Một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất mà kết quả đánh giá chỉ ra là việc hiểu sai, và phân định sai trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quản lý dữ liệu.
Cụ thể, trách nhiệm pháp lý đối với dữ liệu cá nhân bị lẫn lộn giữa “cơ quan chủ quản” (UBND tỉnh, thành phố), “cơ quan/đơn vị vận hành” (Sở TT&TT) và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xây dựng nền tảng.
Nếu không phân định đúng vai trò, chức năng thì thiết kế và thực thi quy trình bảo vệ dữ liệu sẽ thiếu hiệu quả. Hơn thế nữa, khi có vấn đề, sự cố xảy ra, sẽ không có căn cứ để xác định chủ thể chịu trách nhiệm.
Tài sản dữ liệu cá nhân là đối tượng cần sớm được bảo vệ chặt chẽ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị phù hợp về mặt chính sách, pháp luật và thực thi pháp luật đối với các cơ quan hữu quan ở trung ương và địa phương nhằm cải thiện việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng tương tác giữa chính quyền và người dân.
Về mặt thực tiễn ngắn hạn, cần thường xuyên đánh giá việc thực thi các quyền đối với dữ liệu cá nhân của người dân trên các nền tảng tương tác giữa chính quyền địa phương với người dân; đồng thời bổ sung các tiêu chí đánh giá bảo vệ dữ liệu cá nhân vào Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia (DTI).
Bộ TT&TT cần xây dựng hướng dẫn quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong khu vực công; và ban hành quy chế mẫu về chính sách quyền riêng tư cho các nền tảng trực tuyến.
Chia sẻ những khuyến nghị của nhóm nghiên cứu từ thực tế địa phương, ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng bảo vệ dữ liệu cá nhân là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin của người dân vào chính quyền điện tử.
“Ví dụ, ứng dụng phản ánh hiện trường - một thành phần của ứng dụng dịch vụ đô thị thông minh (Hue-S) – đã tiếp nhận hơn 50,000 phản ánh của người dân từ năm 2021 đến nay. Kết quả này là nhờ chúng tôi bảo mật tuyệt đối thông tin về người phản ánh theo quy chế vận hành, khai thác dữ liệu cá nhân tỉnh đã ban hành” ông Nguyễn Dương Anh dẫn chứng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận