Nạn nhân của mã độc tống tiền Ransomware chủ yếu là Doanh nghiệp
Theo nghiên cứu mới nhất của hãng bảo mật Kaspersky thì có đến 67% doanh nghiệp tại Đông Nam Á xác nhận rằng họ là nạn nhân của mã độc tống tiền ransomware. Mẫu số chung của các nạn nhân ransomware trong khu vực là hầu hết họ đều trả tiền chuộc (82,1%).
- Các thiết bị IoT ở Việt Nam liệu có an toàn trước các cuộc tấn công mạng?
- Các tổ chức đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của ransomware như thế nào?
- Đánh cắp dữ liệu, APT và ransomware: Mối lo ngại hàng đầu của lãnh đạo DN
Ransomware trở thành cơn ác mộng với bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nào - Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu mới nhất của hãng bảo mật Kaspersky, một nửa trong số các doanh nghiệp xác nhận là nạn nhân của ransomware (34%) cho biết dữ liệu của họ bị tội phạm mạng mã hóa và đã trải qua các cuộc tấn công ransomware nhiều lần.
Khi các nạn nhân của ransomware được hỏi về các bước họ sẽ tiến hành nếu một lần nữa đối mặt với sự cố tương tự, đa số (77%) các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Đông Nam Á xác nhận rằng họ vẫn sẽ trả tiền chuộc. Điều đó cho thấy xu hướng đáng lo ngại vì các công ty đã phải trả tiền khi trở thành nạn nhân của ransomware, khuyến khích tội phạm mạng tiếp tục tấn công.
Tuy nhiên, với hơn một nửa (67%) trong số những người được khảo sát thừa nhận rằng trong trường hợp bị tấn công, tổ chức của họ sẽ không thể tồn tại nếu không có dữ liệu kinh doanh. Chúng tôi hiểu sự cấp thiết và tuyệt vọng nhằm lấy lại dữ liệu của họ bằng mọi cách nhanh nhất có thể".
Kể từ cuộc tấn công khét tiếng Wannacry, ransomware đã trở thành một cụm từ phổ biến trên thế giới, với các cuộc tấn công lớn liên tục nhắm vào các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn cầu. Ransomware trở thành cơn ác mộng với bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nào gặp phải. Việt Nam được nhiều tổ chức an ninh mạng đánh giá là một trong những mục tiêu hàng đầu của tội phạm mạng, đặc biệt là ransomware.
Mẫu số chung của các nạn nhân ransomware trong khu vực là hầu hết họ đều trả tiền chuộc (82,1%). Trên thực tế, 47,8% giám đốc điều hành được khảo sát thú nhận rằng họ đã trả tiền chuộc càng sớm càng tốt để có thể truy cập ngay vào dữ liệu kinh doanh của mình, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu là 38,1%.
Gần một phần tư (23,9%) đã cố gắng lấy lại dữ liệu của họ thông qua sao lưu hoặc giải mã nhưng không thành công và phải trả tiền chuộc trong vòng hai ngày, trong khi 10,4% phải mất một tuần nỗ lực trước khi trả tiền chuộc.
Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận