SHS giải trình nguyên nhân thua lỗ nửa đầu năm 2022
Về kết quả thua lỗ nửa đầu năm 2022, CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHS) giải trình nguyên nhân chủ yếu do thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2022 kém thuận lợi hơn cùng kỳ. Mảng tự doanh gặp nhiều khó khăn và là nguyên nhân chính khiến Công ty chịu lỗ trong kỳ.
- "12 dự án yếu kém" ngành công thương vẫn tiếp tục thua lỗ sau 3 năm cơ cấu lại
- Cổ phiếu AST vẫn nằm trong diện cảnh báo vì tiếp tục thua lỗ
- Cocobay Đà Nẵng "vỡ trận": Thua lỗ vẫn chi tiền tỷ mời Ronaldo
Thực tế, các mảng hoạt động chính khác như môi giới, cho vay margin không quá tiêu cực. Doanh thu môi giới nửa đầu năm của SHS giảm 9% so với cùng kỳ, về còn 220.9 tỉ đồng. Lãi cho vay và phải thu vẫn tăng tới 18%, lên 323 tỉ đồng.
Riêng mảng tự doanh lỗ 348 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lãi tới 530 tỉ đồng.
Nguồn: BCTC SHS
Tới cuối quý 2, giá trị tài sản FVPTL của SHS lên gần 4 ngàn tỉ đồng, gần gấp rưỡi đầu năm. Công ty có danh mục tự doanh đa dạng trải từ cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu UPCoM, cổ phiếu chưa niêm yết, trái phiếu niêm yết, trái phiếu chưa niêm yết. Trong đó, cổ phiếu niêm yết và trái phiếu chưa niêm yết chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Ở danh mục AFS, SHS đang lãi lớn với khoản đầu tư vào SHB. Tuy vậy, số lãi đã giảm hơn 50% so với đầu năm.
Trên BCTC quý 2/2022, SHS ghi 95.5 tỉ đồng cổ phiếu GEX ở mục FVTPL và 147.3 tỉ đồng ở mục AFS. Sau soát xét, toàn bộ giá trị đầu tư vào GEX của Công ty phải chuyển sang mục FVTPL.
Tương tự với khoản đầu tư vào TCB, Công ty chuyển từ ghi nhận 421 tỉ đồng ở FVTPL và 322.3 tỉ đồng ở AFS sang ghi nhận 743.3 tỉ đồng ở mục FVTPL.
Các khoản đầu tư khác không bị điều chỉnh gì sau soát xét.
Theo giải trình, Công ty phải giữ nguyên phân loại cổ phiếu TCB và GEX ở mục tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) thay vì mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) như trong BCTC quý 2 tự lập.
Do đó, chênh lệch tăng đánh giá lại tài sản FVTPL sau soát xét tăng gần 13 tỉ đồng so với báo cáo tự lập. Song song đó, chênh lệch giảm đánh giá lại tài sản tài chính FVTPL tăng 138.4 tỉ đồng. Đây là nguyên nhân chính kéo lợi nhuận của Công ty giảm mạnh so với BCTC tự lập.
Chênh lệch sau soát xét bán niên 2022 của SHS
Sau khi soát xét kết quả bán niên 2022, CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội lỗ ròng hơn 68 tỉ đồng. Con số lợi nhuận giảm hơn 100 tỉ đồng so với kết quả trên BCTC tự lập công bố trước đó.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) mới ban hành công văn về việc bổ sung cổ phiếu SHS vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 tại báo cáo tài chính bán niên được soát xét bởi Công ty TNHH hãng Kiểm toán AASC là âm.
Theo quy định, việc bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua mã cổ phiếu SHS.
Theo báo cáo tài chính của SHS, lợi nhuận sau thuế quý I/2022 là hơn 329 tỉ đồng, tăng hơn 58,5 tỉ đồng, tương ứng tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế quý II năm 2022 của công ty lỗ đến 297,12 tỉ đồng do thị trường diễn biến tiêu cực bất ngờ dẫn đến mảng tự doanh gặp nhiều khó khăn.
Khoản lỗ chủ yếu do việc đánh giá lại các tài sản chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ bị sụt giảm 485,4 tỉ đồng, khiến mảng đầu tư bị lỗ đến 433,2 tỉ đồng trong khi cùng kỳ quý II năm 2021 công ty đạt lợi nhuận sau thuế khá cao đến gần 310 tỉ đồng.
Với việc kinh doanh thua lỗ trong quý II năm 2022 cao nên kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của công ty chỉ lãi 32,21 tỉ.
Tuy nhiên, theo báo cáo soát xét được lập vào ngày 12/8/2022 bởi AASC thì lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của công ty là âm 68,2 tỉ đồng.
Chốt phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần trước vào ngày 19/8, cổ phiếu SHS giảm hơn 4% và đóng cửa ở mức 14.100 đồng/cổ phiếu.
Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận