Thực hư chất lượng thịt lợn nhập khẩu
Để ổn định giá thịt lợn đang leo cao Chính phủ dự kiến cho nhập khẩu thịt từ Nga có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm nghiệm kiểm dịch đầy đủ cùng với đó là giải pháp tái đàn trong thời gian tới.
- Mua thịt lợn nhập khẩu giá rẻ ở đâu?
- Tài sản của “tỷ phú thịt lợn” tăng gấp ba
- Thiếu thịt, Trung Quốc quyết định nhân giống lợn khổng lồ, to bằng gấu Bắc cực
Từ đầu năm đến nay, theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 39.191 tấn thịt lợn, tăng 312% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện thịt lợn đông lạnh đã được các doanh nghiệp bình ổn đóng gói nhỏ để đưa ra thị trường với giá rẻ hơn thịt nóng. Trước đây, phân khúc chính của sản phẩm này chủ yếu để dùng cho các hoạt động sản xuất thực phẩm chế biến sẵn, nhà hàng, bếp ăn…
Thịt lợn đông lạnh đã được các doanh nghiệp bình ổn đưa ra thị trường với giá rẻ hơn thịt nóng.
Tuy nhiên, từ nay tới hết quý I/2020, khoảng 100.000 tấn thịt lợn sẽ được các doanh nghiệp trong nước nhập về để phục vụ trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình khi lượng thịt nóng đang bị hao hụt.
Sản phẩm thịt lợn chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Ba Lan, Đức, Canada, Nga,... Hơn 3.465 tấn thịt lợn của Tập đoàn Miratorg (Liên bang Nga) đã về đến các cảng vào ngày 18/3 và đã bắt đầu cung cấp ra thị trường.
So với thịt lợn tươi trong nước, giá thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn từ 37-80%. Giá rẻ đến mức khiến người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng loại thịt này.
Thịt lợn nhập khẩu từ các nước Nga, Canada, Balan,... đã cập bến siêu thị Việt.
Thực tế, thịt lợn nhập khẩu từ các nước Nga, Canada, Balan,... không có nhiều khác biệt với thịt lợn Việt Nam nhưng lại có ưu điểm về giá thành. Lợn tại đây được nuôi quy mô lớn, kiểm soát y tế chặt chẽ từ giống đến nguồn thức ăn, luôn kiểm nghiệm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi xuất thịt.
“Sau khi đã mua 3 lần loại thịt này về sử dụng tôi thấy khá hài lòng. Thịt lợn ngọt, thời gian bảo quản được lâu, khi chế biến không có bọt bẩn,... Nếu để sử dụng lâu dài với số lượng lớn, tôi nghĩ đây là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần chú ý khi chọn thịt để mua được miếng thịt ngon, ít mỡ", chị Ngân Quỳnh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Phần lớn người tiêu dùng hiện nay do lo ngại các vấn đề về bảo quản đông lạnh, quy trình vận chuyển; vệ sinh an toàn thực phẩm, hơn nữa lại chưa tìm được nguồn cung cấp uy tín, vì vậy họ còn thờ ơ với các loại thịt đông lạnh nhập khẩu.
Miếng thịt đông lạnh nhập khẩu từ Nga sau khi dã đông.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước đang có nhiều biến động, thịt lợn nhập khẩu cũng được coi là giải pháp thay thế hiệu quả nhằm đáp ứng nguồn cầu của thị trường và làm đa dạng các lựa chọn của người tiêu dùng. Khi được chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng tùy theo nhu cầu của bản thân và gia đình.
Đại diện hệ thống Big C cho biết, từ ngày 18/4, hệ thống các Big C tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc lần đầu tiên thực hiện chương trình “Tuần lễ thịt lợn nhập khẩu”, áp dụng giảm giá mạnh các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu.
Chân giò lợn nhập khẩu giá rẻ hơn gấp nhiều lần so với mặt hàng trong nước.
Hoạt động trên nhằm giới thiệu và hướng người tiêu dùng sử dụng thêm thịt lợn nhập khẩu từ Châu Âu, có thêm một sự lựa chọn cho bữa ăn khi mà giá thịt tươi trong nước đang còn cao, góp phần giảm giá thịt lợn xuống, giúp người tiêu dùng bớt khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail, các sản phẩm thịt nhập khẩu bày bán tại Big C là có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng; có kiểm nghiệm, kiểm dịch, nên khách hàng có thể yên tâm.
Ngoài ra, theo Sở Công Thương TP.HCM, từ đầu năm tới nay, lượng thịt lợn nhập khẩu qua cửa khẩu thành phố đạt 13.000 tấn, tăng 117% so cùng kỳ năm 2018. Tất cả sản phẩm này khi về Việt Nam đều được đảm bảo an toàn thực phẩm, có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và được kiểm dịch động vật mới được thông quan.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận