Thị trường video ngắn ở Đông Nam Á là đích đến của các ông lớn công nghệ
Các ứng dụng giải trí video ở Đông Nam Á đã bước vào giai đoạn tăng trưởng sau đại dịch và thời lượng sử dụng hàng tuần của những ứng dụng video Top10 đã tăng hơn 5 -10%.
- 1977 Vlog lý giải nguyên nhân các video triệu view trên Youtube bất ngờ biến mất
- Bộ TT&TT: Video có nội dung xấu độc phần lớn nằm trong số 130.000 kênh do YouTube trực tiếp quản lý
- Facebook giảm chất lượng video để giải quyết tình trạng nghẽn mạng tại EU
Theo dữ liệu do Reuters cung cấp vào tháng trước, tại Đông Nam Á với tổng dân số hơn 630 triệu người, TikTok đã được tải xuống tới 360 triệu người, và một nửa số lượt tải xuống đến từ người dùng dưới 30 tuổi.
Trong khi đó, sau khi thất bại với Lasso, Facebook tiếp tục tích hợp tính năng video ngắn Reels trên Instagram và ra mắt tại Pháp, Đức, Ấn Độ. Vào tháng 8, gã khổng lồ truyền thông này đã mở rộng tính năng mới ở Mỹ và hơn 50 quốc gia, khu vực khác trên thế giới.
Dù sử dụng chiến lược nào, đối với Đông Nam Á, một thị trường với tốc độ phát triển bùng nổ của nền kinh tế Internet, không gã khổng lồ nào muốn bỏ lỡ cơ hội. Bởi một khi mạng xã hội gần như bão hòa thì thị phần video ngắn sẽ mở ra một cuộc chiến mới.
Thị trường video ngắn ở Đông Nam Á sẽ nhộn nhịp hơn trong thời gian tới. Ảnh minh họa
Cạnh tranh về nhu cầu giải trí tại Đông Nam Á vốn rất khốc liệt
Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất về việc sử dụng Internet toàn cầu bao gồm Đông Nam Á do WeAreSocial công bố năm 2019, tổng dân số Đông Nam Á là 625 triệu người, trong đó dân số kỹ thuật số là 400 triệu người, tỷ lệ sử dụng Internet đạt 65% và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 63%. Quy mô của thị trường gần như tương đương với Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Bắc Mỹ.
Nhìn chung, bên cạnh tiềm năng thị trường khổng lồ, thị trường Đông Nam Á cũng đầy rẫy sự cạnh tranh khó tưởng tượng. Nhiều công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon luôn theo đuổi toàn cầu hóa như Facebook, Amazon, Microsoft, Netflix đã bén rễ từ lâu tại thị trường Đông Nam Á.
Theo báo cáo của Google và Temasek, thị trường truyền thông trực tuyến ở Đông Nam Á dự kiến đạt 19,5 tỉ USD vào năm 2025. Hưởng lợi từ đại dịch năm nay trong ngành giải trí trực tuyến, nhu cầu về ngành công nghiệp video ngắn được tăng cường hơn nữa.
"Xếp hạng ứng dụng thị trường Đông Nam Á Quý 2/2020" do TouchPal phát hành có đề cập rằng các ứng dụng giải trí video tổng thể ở Đông Nam Á đã bước vào giai đoạn tăng trưởng sau đại dịch, thời lượng sử dụng hàng tuần của những ứng dụng video Top10 đã tăng hơn 5 -10%.
Lưu lượng truy cập của các nền tảng video ngắn vẫn tăng đều đặn. Ngoài nhu cầu hiển thị trên mạng xã hội, các nền tảng video ngắn đang mở rộng quy mô nội dung do tích hợp bản quyền và người dùng mang lại. Nền tảng tương tác nội dung, một nền tảng như vậy tiếp tục được chuyển đổi thành cổng Internet di động cho người dùng, khiến người dùng gắn bó hơn nữa.
Từ VMate (Alibaba), TikTok (ByteDance) đến Likee (Bigo), dựa vào đầu tư tài nguyên khổng lồ và quảng cáo, các ứng dụng video ngắn này đã chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á gần như chỉ sau một đêm, song đây mới chỉ là bước khởi đầu. Ngoài ra còn có Kwai, SnackVideo (Kuaishou) cũng hướng đến thị trường Đông Nam Á sau khi dừng chân ở Nga và Nam Mỹ.
Tất nhiên, sức mạnh toàn cầu của TikTok trong năm qua là khá rõ ràng, nhưng sau khi bị chính phủ Ấn Độ cấm, cùng với sự bất ổn lớn ở Bắc Mỹ và những nơi khác, ứng dụng này ngày càng đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào Đông Nam Á. Đích ngắm của các hãng công nghệ lớn đã được xác định và một cuộc đối đầu phức tạp hơn sắp diễn ra.
Facebook và Google không đứng ngoài cuộc
Vào giữa tháng 9, Bloomberg đưa tin rằng ByteDance có kế hoạch đầu tư hàng tỉ USD vào Singapore trong 3 năm tới với kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu để vận hành TikTok và Lark.
ByteDance đã thành lập văn phòng WeWork tại Singapore vào cuối năm 2018 để mở rộng đội ngũ nhân viên tại đây. Sau đó, hãng này nhiều lần đào người từ các công ty Internet của Mỹ như Google.
Đồng thời, trên trang tuyển dụng chính thức của TikTok có thể thấy tốc độ tuyển quân tăng lên đáng kể tại Đông Nam Á, công ty với khát vọng toàn cầu hóa đang mở cửa tới 6 quốc gia: Singapore, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ. Với 332 vị trí, số lượng chỉ đứng sau Mỹ và công ty đang tuyển dụng giám đốc hoạt động ở Singapore và Malaysia.
Mặc dù Facebook chưa bao giờ tiết lộ doanh thu quảng cáo của Instagram nhưng theo dữ liệu từ Bloomberg, trong cả năm 2019, lĩnh vực quảng cáo của Instagram mang về khoảng 20 tỉ USD, chiếm 29% doanh thu quảng cáo hàng năm của Facebook. Cùng năm đó, doanh thu quảng cáo 15,1 tỉ USD của YouTube kém xa tổng doanh thu hàng năm của Snapchat là 1,7 tỉ USD.
Do đó, sau khi thất bại trong việc xây dựng nền tảng video ngắn Lasso, Facebook đã chọn dựa vào Instagram, nền tảng có lượng người dùng lớn làm bước đệm và thêm một chức năng video ngắn có tên Reels. Trong giao diện mới, Reels đã thay thế vị trí tìm kiếm ban đầu, chỉ đứng sau trang chủ về mức độ ưu tiên hình ảnh và mục nhập.
Điều này cho thấy Facebook quyết tâm dựa vào Instagram để đạt được mục tiêu tấn công thị trường ở lĩnh vực video ngắn. Trên bảng xếp hạng lượt tải xuống trên mạng xã hội tại thị trường Đông Nam Á, Facebook luôn chiếm 3 vị trí dẫn đầu. Đối với Facebook, lượng người dùng khổng lồ cũng mang lại cho họ nhiều cơ hội thử và sai hơn.
Giữa tháng trước, Google cuối cùng đã bắt đầu thử nghiệm tính năng video ngắn trên YouTube Shorts ở Ấn Độ. Người dùng có thể tải lên và chia sẻ các đoạn video ngắn 15 giây thông qua tính năng này.
Tính năng có chức năng camera mới và một số công cụ chỉnh sửa. Đồng thời, người dùng có thể tải nhạc thông qua chức năng chọn nhạc trong sản phẩm. Shorts hiện có 100.000 bản nhạc và YouTube đang hợp tác với các nghệ sĩ âm nhạc, công ty thu âm và nhà phân phối để cung cấp nhiều nội dung hơn.
Rõ ràng, Google muốn nắm bắt cơ hội khi TikTok mất thị trường Ấn Độ. Một mặt, họ sử dụng các tính năng mới của YouTube để chiếm thị phần. Mặt khác, họ tiến hành thử nghiệm và tối ưu hóa chức năng để quảng bá trong môi trường ít áp lực cạnh tranh hơn. Chris Jaffe, Phó chủ tịch quản lý sản phẩm của YouTube, đã chỉ ra rằng Shorts sẽ sớm được mở rộng sang iOS và các quốc gia/ khu vực khác, đồng thời bổ sung thêm nhiều tính năng sáng tạo.
Trong bảng xếp hạng lượt tải xuống ứng dụng video của Đông Nam Á, 3 người dẫn đầu là TikTok, YouTube và YouTube GO. Không nghi ngờ gì khi YouTube Shorts vào Đông Nam Á, sự cạnh tranh sẽ tăng lên một cấp độ khác. Tất nhiên, Facebook sẽ không bỏ lỡ cơ hội này và cuộc chiến giành thị phần ở lĩnh vực video ngắn tại Đông Nam Á càng khốc liệt hơn.
Theo Vietnamnet
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận