Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Đại dịch là "cú sốc" lớn nhất với nền kinh tế Nam Phi
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, với mức giảm 7% GDP của Nam Phi năm 2020 theo dự báo của các chuyên gia cho thấy dịch COVID-19 thực sự là "cú sốc" lớn nhất trong lịch sử của nền kinh tế đang tiềm ẩn nhiều rủi ro này.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EU tung gói cứu trợ 759 tỉ USB để khôi phục kinh tế của khối
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Italy sẵn sàng cho đợt dịch thứ 2 sắp bùng phát
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Đức dự kiến gia hạn thời gian cách ly xã hội
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, báo cáo Đánh giá ổn định tài chính (FSR) của SARB công bố ngày 27/5 cho biết mặc dù tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2019 của Nam Phi tương đương với mức trung bình của các nền kinh tế thị trường mới nổi, nhưng tỷ lệ này tiếp tục tăng và trở thành một rủi ro đối với quốc gia miền Nam châu Phi này. Trong giai đoạn 2008 – 2019, nợ công của Nam Phi đã tăng cao hơn hầu hết các nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao khác - tăng 33% GDP.
Nền kinh tế Nam Phi dựa phần lớn vào du lịch nhưng do dịch COVID-19 ngành kinh tế này gần như không đóng góp gì.
Cũng theo SARB, tổng GDP của Nam Phi năm 2020 có thể giảm 7% - mức giảm cả năm đầu tiên được ghi nhận kể từ năm 2009. Điều này cho thấy nền kinh tế Nam Phi sẽ đối mặt với cú sốc đáng kể. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của SARB Alex Smith cho rằng cú sốc COVID-19 có thể gây thiệt hại đối với sản lượng kinh tế của Nam Phi trong khoảng 5 năm.
Trong báo cáo Ngân sách quốc gia năm 2020, Bộ Tài chính Nam Phi dự báo nợ công của nước này sẽ tăng từ mức hiện tại 61,6% GDP, lên 71,6% GDP vào năm 2023.
Tuy nhiên, IMF dự báo nợ công của Nam Phi sẽ ở mức 85,6% GDP vào cuối năm 2021, do tác động kinh tế của COVID-19, cũng như các biện pháp kích thích tài khóa được Chính phủ Nam Phi đưa ra tháng 4 vừa qua.
Trong khi đó, chi phí dịch vụ nợ của Chính phủ Nam Phi sẽ tiếp tục tăng so với mức hiện nay là 13% chi tiêu chính phủ và 16,4% ngân sách 2020 - 2021. Gánh nặng dịch vụ nợ sẽ chiếm 15% chi tiêu Chính phủ Nam Phi vào năm 2023, bởi các khoản thanh toán lãi suất là hạng mục có mức tăng cao nhất trong ngân sách.
Trong bối cảnh áp lực đối với tài khóa tăng lên, chi phí cho lãi suất sẽ tăng theo và có khả năng làm chệch hướng các ưu tiên ngân sách dành cho xã hội và đầu tư khác.
Trước đó, Bộ Tài chính Nam Phi dự báo thâm hụt ngân sách của nước này có thể ở mức 6,8% GDP trong tài khóa hiện tại. Tuy nhiên, trước nguy cơ đại dịch COVID-19 có thể gây ra cú sốc kinh tế vĩ mô, thâm hụt ngân sách năm 2020 – 2021 của nước này có thể sẽ cao hơn 10% GDP – mức thâm hụt cao nhất trong lịch sử Nam Phi.
Giới chuyên gia nhận định sau khi kiểm soát được đại dịch COVID-19, Chính phủ Nam Phi cần củng cố chính sách tài chính thân thiện với tăng trưởng để giải quyết vấn đề nợ công tăng nhanh.
Nếu nợ công tiếp tục tăng và không được kiểm soát kịp thời, Chính phủ Nam Phi có thể phải đối mặt với những thách thức về dịch vụ nợ, điều này có thể có tác động nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính.
Theo thống kê của trang mạng worldometers.info, tính đến 22h ngày 28/5, thế giới ghi nhận 358.185 trường hợp tử vong do đại dịch COVID-19, trong tổng số 5.824.697 ca nhiễm. Ngoài ra, trên toàn cầu cũng đã có 2.523.009 bệnh nhân được xuất viện sau khi điều trị và cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Không chỉ là quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 nhiều nhất thế giới với 102.248 trường hợp, Mỹ còn ghi nhận số ca nhiễm bệnh cao nhất với 1.749.719 ca.
Thủ đô Washington đã trải qua hơn 14 ngày ghi nhận số ca mắc COVID-19 "giảm liên tục", điều này cho phép thủ đô của Mỹ bắt đầu quá trình mở cửa trở lại.
Thị trưởng Washington, Muriel Bowser đã ký ban hành quyết định dỡ bỏ “lệnh ở nhà” được áp đặt nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 và thành phố này dự kiến bắt đầu giai đoạn một của việc mở cửa trở lại, bắt đầu từ ngày 29/5 và kéo dài đến hết ngày 24/7.
Mặc dù mức độ lây lan của dịch COVID-19 tại thủ đô Washington chậm hơn so với các bang khác của Mỹ, nhưng đây cũng là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Tính tới nay, thủ đô Washington đã ghi nhận 8.406 ca nhiễm COVID-19 với 445 ca tử vong.
Xếp sau Mỹ là Brazil với 414.661 ca nhiễm và 25.697 ca tử vong, Nga với 379.051 ca nhiễm song tỉ lệ tử vong khá thấp - 4.142 ca, Tây Ban Nha với 283.849 ca nhiễm và 27.118 ca tử vong, và Anh với 267.240 ca nhiễm và 37.460 ca tử vong.
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 27/5 đã đề xuất dành cho Italy 172,7 tỷ euro trong số 750 tỷ euro của quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19, bao gồm 81,8 tỷ euro dưới dạng viện trợ và 90,9 tỷ euro dưới dạng cho vay.
Với 172,7 tỷ euro, Italy là nước nhận được sự hỗ trợ cao nhất trong số các nước nhận được gói hỗ trợ từ quỹ trên. Tiếp sau là Tây Ban Nha với 140,4 tỷ euro, trong đó có 77,3 tỷ dưới dạng viện trợ và 63,1 tỷ dưới dạng cho vay.
Chính phủ Anh cũng đã bắt đầu cho triển khai hệ thống "xét nghiệm và truy vết” nhằm xác định và cách ly những người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Anh, đồng thời chuẩn bị cho việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc. Từ ngày 28/5, bất cứ ai nghi mắc COVID-19 đều được chuyển sang chương trình "xét nghiệm và truy vết".
Họ sẽ phải chia sẻ thông tin về những người đã tiếp xúc, kể cả những người đứng cách xa 2m trong vòng trên 15’ trong hai ngày trước khi phát hiện các triệu chứng bệnh hoặc 7 ngày sau khi có triệu chứng. Những người trong diện tiếp xúc với người bệnh đều phải tự cách ly 14 ngày.
Tại châu Á, Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 28/5 cho biết tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này đã lên tới 11.344 ca sau khi ghi nhận thêm 79 ca nhiễm mới.
Đây là số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất trong gần 2 tháng qua. Tin vui là không có thêm ca tử vong nào trong khi có thêm 45 bệnh nhân bình phục hoàn toàn, nâng tổng số ca được chữa khỏi đến nay tại nước này lên 10.340 ca.
Chính phủ Hàn Quốc đã thông báo tái áp đặt một số biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19 sau diễn biến trên. Theo đó, Hàn Quốc quyết định tạm ngừng hoạt động tất cả các cơ sở tập trung đông người thuộc khối Nhà nước như bảo tàng, phòng trưng bày mỹ thuật, công viên, rạp hát quốc gia ở toàn bộ Seoul và khu vực lân cận tới ngày 14/6 tới.
Ngoài ra, các sự kiện do cơ quan Nhà nước và chính quyền thành phố Seoul và khu vực lân cận tổ chức sẽ bị hủy hoặc hoãn lịch. Cùng với đó, các quán rượu ở Seoul và khu vực lân cận thủ đô cũng phải hạn chế mở cửa tới ngày 14/6.
Nước này hiện chưa quyết định hoãn việc mở cửa trở lại trường học theo từng giai đoạn. Theo kế hoạch, tất cả học sinh và sinh viên sẽ trở lại trường trước ngày 8/6 tới. Tuy nhiên, nhiều khả năng một số trường ở những khu vực vừa phát hiện ổ dịch sẽ hoãn lịch mở cửa trở lại.
Ấn Độ cũng thông báo ghi nhận thêm 6.566 trường hợp mắc COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm mới tăng cao nhất tại quốc gia Nam Á này. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 194 trường hợp tử vong. Tính đến nay, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới ghi nhận tổng cộng 158.333 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.531 người tử vong.
Mumbai - trung tâm tài chính và giải trí của Ấn Độ, là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, với hơn 33.000 ca mắc bệnh và gần 1.200 người tử vong.
Số ca mắc COVID-19 còn tăng tại một số bang miền Đông nghèo nhất Ấn Độ khi những người lao động tại các thành phố lớn trở về nhà do các biện pháp phong tỏa của chính phủ.
Cũng trong 24 giờ qua, Bangladesh ghi nhận thêm 2.029 ca mắc COVID-19. Đây là mức tăng lớn nhất trong ngày tại quốc gia Nam Á kể từ ngày 8/3. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại Bangladesh đã lên tới 40.321 người, trong đó có 559 ca tử vong. Số ca bình phục tại nước này là 8.425 người.
Trong khi đó, Chính phủ Sri Lanka cho biết sẽ áp đặt trở lại một số biện pháp hạn chế từ ngày 31/5 tới sau khi nước này ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày, chủ yếu là những người hồi hương từ Kuwait hồi tuần trước. Ngày 26/5 vừa qua, Sri Lanka đã dỡ bỏ phong tỏa tại thủ đô, 2 tuần sau khi nới lỏng biện pháp này tại một số khu vực.
Tuy nhiên, sau khi có hơn 250 người trở về từ Kuwait nhiễm bệnh, nhà chức trách đã quyết định áp đặt phong tỏa vào những ngày có thể tập trung đông người, trong đó có đám tang của một bộ trưởng nổi tiếng.
Theo các quy định phong tỏa, người dân không được phép rời khỏi nhà nếu không có việc thật cần thiết. Hiện Sri Lanka ghi nhận 1.471 ca mắc COVID-19, trong đó có 10 người tử vong.
Ở khu vực Đông Nam Á, Bộ Y tế Campuchia ra thông báo tái khẳng định việc du khách nước ngoài nhập cảnh nước này phải xin thị thực (visa) trước tại các phái bộ ngoại giao Campuchia ở nước ngoài và cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe do các cơ quan y tế có thẩm quyền cấp không quá 72 giờ trước thời điểm đến Campuchia.
Du khách nước ngoài đến Campuchia cần có bằng chứng xác nhận bảo hiểm y tế cá nhân chi trả tương đương 50.000 USD. Tuy nhiên, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen xác nhận rằng công dân mang hộ chiếu Campuchia khi trở về nước không cần có giấy chứng nhận y tế.
Thủ tướng Hun Sen cho biết biện pháp này nhằm hỗ trợ công dân Campuchia ở nước ngoài có thể hồi hương với gia đình trong thời điểm xảy ra dịch COVID-19.
Mặc dù vậy, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh các công dân Campuchia cần thiết phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 khi trở về và tự cách ly 14 ngày.
Trong khi đó, Bộ Y tế Singapore thông báo ngày 28/5, nước này xác nhận thêm 373 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca tại đây lên 33.249 ca.
Đáng chú ý, không có công dân Singapore hay những thường trú nhân ở nước này trong số các ca nhiễm mới. Đa số các ca nhiễm mới là người lao động nước ngoài, sống trong các khu nhà ở tập thể.
Lần gần nhất không có ca nhiễm mới trong người dân Singapore và các thường trú nhân là ngày 23/2, đó cũng là lần gần nhất không có ca nhiễm mới tại nước này trước khi làn sóng thứ 2 bùng phát. Tính đến ngày 28/5, Singapore đã có 17.267 người được chữa khỏi và xuất viện, chiếm 53% tổng số ca nhiễm, trong khi có 23 ca tử vong.
Tại Malaysia, Bộ Y tế thông báo thêm 10 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca tại nước này lên 7.629 ca. Số ca tử vong hiện duy trì ở con số 115 ca. Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines ghi nhận thêm 539 ca mới, số ca mới trong ngày cao nhất kể từ khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại nước này tháng 1 vừa qua.
Trước đó, Philippines ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao nhất vào ngày 31/3 với 538 ca. Như vậy, tổng số ca tại Philippines đến nay đã tăng lên 15.588 ca. Số ca tử vong tăng thêm 17 ca lên 921 ca.
Tại Indonesia, Bộ Y tế cho biết nước này ghi nhận thêm 687 ca mới, nâng tổng số ca lên 24.538 ca. Số ca tử vong tăng thêm 23 ca lên 1.496 ca. Tính đến ngày 28/5, Indonesia đã xét nghiệm virus cho 201.311 người và 6.240 bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh.
Sau vài tuần tạm lắng, Thái Lan lại chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 mới tại nước này ở mức 2 con số, với 11 ca nhiễm mới trong ngày 28/5, đưa tổng số ca nhiễm lên 3.065. Trong khi đó tổng số ca khỏi bệnh là 2.945. Số ca tử vong vẫn ở mức 57.
Trung tâm xử lý tình hình dịch COVID-19 của Thái Lan cho biết tất cả 11 ca nhiễm mới là người Thái Lan về từ Ấn Độ, Qatar và Kuwait và hiện đã được cách ly. Không có ca nào lây nhiễm cộng đồng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận