Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EC kêu gọi các nước dỡ bỏ lệnh cách ly
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, trước những diễn biến đang có những tín hiệu khả quan là căn cứ để EC kêu gọi các nước thành viện chuẩn bị cho việc dỡ bỏ từng phần hoặc tất cả các biên pháp phong toả theo những nguyên tắc cụ thể phù hợp với tình hình thực tế từ mỗi nước.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Nghị viện Anh lần đầu tiên họp trực tuyến trong 700 năm tồn tại
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Thống đốc Cuomo "cưỡng" lại lệnh mở cửa nền kinh tế của ông Trump
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được xuất viện
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, ở một số nước châu Âu đang dần gỡ bỏ một phần các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội được thực hiện nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Chẳng hạn tại Italy, các hoạt động thương mại không thiết yếu đã được mở lại, trong khi người lao động tại Tây Ban Nha đã bắt đầu được đi làm trở lại.
Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng việc dỡ bỏ biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội tại nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cần phải được thực hiện một cách bài bản, có trình tự và thống nhất, tùy theo diễn biến thực tế của dịch COVID-19.
Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EC kêu gọi các nước dỡ bỏ lệnh cách ly.
EC kêu gọi các nước thành viên phối hợp hành động để cùng thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế hiện nay. Liên quan tới vấn đề mở cửa biên giới trong EU, EC khuyến nghị việc này đặc biệt cần có sự phối hợp giữa các nước thành viên.
Đây cũng là ý kiến của người đứng đầu Viện Y tế toàn cầu có trụ sở tại thành phố Barcelona của Tây Ban Nha Antonio Plasencia. Ông nêu rõ: "Chúng ta cần phải có sự phối hợp chung trong hành động dựa trên tình hình thực tế và có cách tiếp cận thống nhất, không chỉ ở quy mô mỗi nước toàn bộ các nước thành viên EU".
Trong khi đó, chuyên gia Scott Marcus tại Viện Chính sách Bruegel của Bỉ cho rằng: “Tất cả các điều kiện cần phải được hội đủ khi tiến hành gỡ lệnh phong tỏa. Trước tiên, đó là dịch bệnh đã được đẩy lùi, tiếp đến là khả năng đối phó với sự bùng phát trở lại và cuối cùng là cần phải tiến hành truy dấu sự lây nhiễm qua các cuộc tiếp xúc giữa người với người. Sự truy dấu này cần phải được tiến hành một cách hài hòa, tuân thủ các nguyên tắc của EU về bảo vệ quyền riêng tư và tự do của mỗi cá nhân”.
Vì thế, đối với nhiều chuyên gia, việc mở lại trường học đang được xem là một sự đánh cược mạo hiểm, trong khi virus SARS-Cov-2 vẫn đang lây lan và việc bỏ lệnh phong tỏa hay giãn cách xã hội sẽ có thể làm tái bùng phát dịch bệnh.
Giáo sư Claire Standley, làm việc tại Trung tâm Khoa học và an toàn y tế (CGHSS) ở Washington, Mỹ, nhấn mạnh: “Một trong những ưu tiên hàng đầu khi nới lỏng phỏng tỏa và cách ly xã hội là phải đảm bảo không có sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm mới có thể gây quá tải cho hệ thống y tế và phá hủy toàn bộ các kết quả đã đạt được”. Cũng theo Giáo sư Standley, các nước cần phải giám sát chặt chẽ các ca nhiễm mới và tiến hành xét nghiệm diện rộng.
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, theo thống kê trên trang worldometers.info, đến 22h00 ngày 17/4 (giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có tổng cộng 2.214.431 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 148.979 ca tử vong và 560.304 ca đã bình phục. Số trường hợp bệnh nặng và nguy kịch đang điều trị tại các cơ sở y tế là 56.500 người.
Mỹ là nước có số bệnh nhân và người tử vong cao nhất thế giới với 680.541 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và 34.723 ca tử vong. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump vẫn công bố kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ, theo đó việc mở cửa trở lại sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, với điều kiện tiên quyết là các bang cho thấy sự suy giảm dịch bệnh. Tổng thống Trump cũng lưu ý rằng không phải Nhà Trắng, mà chính thống đốc các bang sẽ đảm nhiệm tiến trình này.
Ở bang tâm dịch New York, Thống đốc Andrew Cuomo đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa tại bang này đến ngày 15/5 mặc dù số ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận nơi đây trong 24 giờ qua ở mức thấp nhất trong 10 ngày liên tục.
Ông cho rằng số ca nhiễm mới cần phải giảm nhiều nữa trước khi chính quyền bang có thể nới lỏng lệnh phong tỏa. Như vậy, 7 bang Đông Bắc Mỹ đã tuyên bố kéo dài lệnh phong tỏa tới ngày 15/5.
Tây Ban Nha tiếp tục đứng thứ hai thế giới về số ca mắc COVID-19 với 184.948 ca trong khi ca tử vong là 19.315 người. Nước láng giềng Italy vẫn là nước có số ca tử vong lớn thứ hai thế giới với 22.170 ca , chỉ sau Mỹ và đứng thứ 3 thế giới về số ca nhiễm với 168.941 ca.
Dù đã quyết định gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc tới ngày 3/5 nhưng chính phủ nước này vẫn đang cân nhắc nới lỏng các biện pháp hạn chế đã được thực hiện hơn một tháng trước như lên kế hoạch triển khai một ứng dụng điện thoại thông minh do công ty khởi nghiệp công nghệ Bending Spoons phát triển, để theo dấu tiếp xúc người dùng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tiếp sau Italy là Pháp, nước có 165.027 ca nhiễm và 17.920 ca tử vong. Liên quan đến sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trên tàu sân bay Charles De Gaulle, 1.081 thủy thủ trên tàu đã có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, 545 thủy thủ xuất hiện những triệu chứng của bệnh COVID-19 và 24 thủy thủ đã được nhập viện.
Tàu sân bay này với thủy thủ đoàn gồm 2.300 thành viên đã phải tạm ngừng sứ mệnh ở Biển Bắc để trở về nước sau khi phát hiện hàng chục trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trên tàu.
Trong khi đó, Trung Quốc, nước đứng thứ 7 trong danh sách các ổ dịch của thế giới, đã điều chỉnh số ca tử vong của nước này là 4.632 ca, tăng 1.290 ca so với con số 3.342 ca được công bố trước đây.
Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tính đến hết ngày 16/4, nước này có 82.692 ca nhiễm COVID-19, tăng 325 ca so với con số 82.367 ca được công bố trước đó và đây là kết quả có được sau khi tiến hành "rà soát toàn diện" số liệu về dịch bệnh ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.
Còn tại Hàn Quốc, ngày 17/4 ghi nhận số ca nhiễm mới ngày thứ 5 liên tiếp duy trì ở mức trên dưới 30 với 22 ca mới phát hiện, nâng số ca nhiễm bệnh ở Hàn Quốc lên 10.635 người trong khi số ca tử vong là 230 (tăng thêm 1 ca).
Tại Nhật Bản, tính đến sáng 17/4, tổng số bệnh nhân mắc bệnh là 10.009 người và tổng số ca tử vong tăng lên 203 người. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cảnh báo việc giảm tiếp xúc giữa người dân hiện nay không đủ để ngăn chặn đà lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục ở trong nhà và tránh ra ngoài nếu không thực sự cần thiết.
Ông cũng thông báo chính phủ sẽ hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho người dân - với mức 100.000 yen (khoảng 930 USD) - và kế hoạch này đang được xúc tiến.
Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất khu vực với 5.923 ca, tiếp đó đến Philippines với 5.878 ca và Malaysia 5.251 ca.
Một số nước trên thế giới tiếp tục siết chặt các biện pháp nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh như Romania và Bulgaria kéo dài lệnh tình trạng khẩn cấp; Hy Lạp, Albania tăng mức phạt vi phạm quy định phòng chống dịch; Ai Cập cấm mọi phương tiện giao thông công cộng hoạt động và đóng cửa các công viên công cộng vào ngày 20/4 tới nhằm hạn chế người dân tụ tập khiến dịch bệnh lây lan trong ngày lễ Sham el-Nessim (ngày 20/4) chào đón mùa Xuân tại nước này; Philippines cảnh báo thiết quân luật nếu người dân không tuân thủ giãn cách xã hội...
Trong khi một số nước tiếp tục siết chặt các biện pháp kiểm soát, thì một số nước cũng bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế trong bối cảnh có những tín hiệu khả quan về tình hình dịch bệnh.
Nam Phi thông báo nới lỏng lệnh cấm hoạt động đối với ngành khai khoáng vốn được triển khai để ngăn chặn dịch COVID-19. Theo đó, ngành công nghiệp này được nối lại một phần hoạt động với một số điều kiện nghiêm ngặt.
Thái Lan mở cửa trở lại 23 cửa khẩu từ ngày 18/4 tới để công dân nước này ở các quốc gia láng giềng có thể trở về nhà. Thái Lan đã đóng các cửa khẩu từ ngày 20/3 sau khi áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Động thái này đã khiến nhiều công dân Thái Lan mắc kẹt ở các nước Malaysia, Myanmar, Lào và Campuchia.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận