Giao thừa mang ý nghĩa gì trong đời sống văn hoá
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mỗi nền văn hoá hay mang bản sắc riêng của mỗi tôn giáo trên thế giới mà ở đó đều có chung một quan điểm là sự chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới.
- Mùa lễ hội cuối năm 2020 thích nghi với trạng thái "bình thường mới"
- Mừng mùa lễ hội năm 2019 cùng Chi Pu và hàng loạt sao Việt
- December global holidays - Mùa lễ hội tháng 12 bắt đầu trên toàn thế giới
Giao thừa là thời điểm nào?
Giao thừa bắt đầu từ thời khắc 0 giờ: 0 Phút: 0 giây, là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bước sang ngày đầu tiên của năm mới đánh dấu kết thúc năm cũ theo âm lịch.
Thời khắc giao thừa được ghi nhận bằng nhiều cách khác nhau ở những địa điểm khác nhau.
Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, từ 11h đêm ngày 30 đến 1h sáng mùng 1 Tết là đêm linh thiêng nhất của mọi gia đình Việt, Thời khắc này cũng là thời khắc mà các gia đình cùng làm lễ thắp hương cúng gia tiên để tiễn năm cũ đón năm mới, cầu sức khỏe, may mắn tài lộc, an khang thịnh vượng cho tất cả thành viên trong gia đình.
Giao thừa mang theo kỳ vọng của mỗi cá nhân
Đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người ta quan niệm rằng đây cũng là thời gian để rũ bỏ những xui xẻo, ám vận cả năm, giúp tâm hồn được thanh tịnh loại bỏ muộn phiền, hy vọng vào một năm mới có nhiều đổi thay tốt hơn so với năm cũ.
Bên cạnh đó, đêm giao thừa cũng là lúc là các thành viên trong gia đình cùng nhau sum vầy, đoàn viên, tổng kết lại những gì đã làm được trong một năm vừa qua và đặt ra những mục tiêu và dự định cho năm mới.
Giao thừa với những phong tục truyền thống Việt Nam
Giao thừa trong phong tục tập quán của người Việt có những nét đặc trưng riêng ngoài những kỳ vọng, mong ước chung của nhân loại về nghi lễ đặc biệt nhất trong năm này. Ở đó, phong tục vẫn được duy trì qua nhiều thế hệ người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước.
Cúng giao thừa
Một trong những phong tục truyền thống không thể thiếu trong đêm giao thừa chính là cúng giao thừa. Tuỳ vào mỗi vùng miền và địa phương mà có cách bài trí và lễ cúng khác nhau. Tuy nhiên chung quy lại lễ cúng giao thừa vẫn mang ý nghĩa xua đi những xui xẻo, vận đen đeo bám từ năm cũ, đón năm mới sẽ tốt đẹp hơn.
Lễ cúng giao thừa được thực hiện vào đúng khoảnh khắc bước sang năm mới giờ chính Tý tức 0h ngày mùng 1 Tết. Gia chủ làm lễ khấn, sám hối với trời đất tổ tiên, mời các cụ quá cố về nhà cùng ăn tết đồng thời cầu mong sự may mắn, an lành, năm mới làm ăn phát đạt.
Hương lộc trong khoảnh khắc giao thừa
Thay vì bẻ cành hái lộc đầu năm thì những người buôn bán thường xin lộc đầu năm bằng cách đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn và khấn vái trước bàn thờ gia tiên.
Sau đó mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà với niềm tin sẽ được trời phật phù hộ bởi ngọn lửa tượng trưng cho sự thăng tiến, thành công.
Mua muối đêm giao thừa
Các cụ có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tục lệ truyền thống từ xưa đến nay vẫn được duy trì. Muối không chỉ có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xui xẻo mà chúng còn mang ý nghĩa thể hiện sự gắn kết tình cảm quan hệ gia đình, con cái khỏe mạnh, thuận hòa.
Lì xì sau giao thừa
Và tất nhiên không thể không nhắc đến phong tục truyền thống mừng tuổi. Theo tục lệ, người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em bằng những đồng tiền mới hoặc cho vào phong bao giấy màu đỏ.
Tiền lì xì nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là ý nghĩa câu chúc của mọi người dành cho nhau. Con cháu chúc ông bà, bố mẹ sức khỏe an khang, trường thọ. Ông bà mong con cháu mạnh khỏe, học hành thành đạt, làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận